Ngân hàng khuyến cáo nhà đầu tư không nên đầu tư vào tiền ảo

Minh Hằng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại tiền ảo. Theo NHNN, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.

NHNN khẳng định, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các loại tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Tháng 5/2020, Bộ Tài chính đã có quyết định thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. 

Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho hay, đã nhiều lần khẳng định tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp ở Việt Nam, đồng thời khuyến cáo người dân không nên đầu tư vào tiền ảo. Bởi do giá trị của các “token” thường được tính dựa trên mức lợi nhuận bán lại đồng tiền này trên thị trường tiền ảo, ít phụ thuộc vào giá trị cơ bản hoặc lợi ích kinh tế thực sự của dự án kinh doanh mà đồng tiền ảo mang lại, nên đây là cơ hội thuận lợi cho các đối tượng xấu trục lợi, phát triển các dự án lừa đảo theo hình thức đa cấp kim tự tháp, có khả năng gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư tham gia và sự ổn định của nền tài chính. 

Trong thực tế, tiền ảo hiện được coi như một dạng “bong bóng” đầu tư, có khả năng đổ vỡ cao và ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường tài chính. Một số dự án/công ty đã tiến hành việc huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng kéo theo sự nở rộ của các loại tiền ảo đi cùng rủi ro tiềm ẩn về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau từ sàn trong nước và quốc tế như mua để dành chờ giá lên, thông qua máy đào, uỷ thác đầu tư, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đầu tư đa cấp trá hình và cam kết lợi nhuận ảo…

Thời gian gần đây, ở Việt Nam ghi nhận một số tiền ảo rác có dấu hiệu lừa đảo được cảnh báo. Rầm rộ nhất phải nói tới trường hợp MyAladdinz khi Bộ Công an tháng 9/2020 đã xác định phần mềm MyAlađinz (app MyAladdinz) hoạt động mang dấu hiệu huy động vốn trái phép và trả thưởng theo mô hình đa cấp thông qua mạng internet. Dựa trên số điểm tích lũy của mỗi khách hàng, hệ thống hứa hẹn mỗi ngày, người tham gia đăng nhập App sẽ được cộng quy đổi 0,2% điểm Point thành đồng Gem, để từ đó tiếp tục mua sắm, giao dịch sản phẩm trên App. Đây là hình thức trả thưởng, hoạt động huy động vốn theo mô hình đa cấp ẩn dưới hoạt động thương mại điện tử, chưa được Bộ Công thương cấp phép. 

Trước đó, lực lượng Công an cũng đã phát hiện và cảnh báo việc đầu tư tiền ảo Winsbank. Winsbank do một nhóm đối tượng tại Việt Nam tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam. Vì vậy, khi các website này sập, người tham gia sẽ mất trắng và cũng không có chứng cứ nào để khởi kiện. Trong tháng 6/2020, nhiều nhà đầu tư tố cáo bị đường dây kinh doanh tiền ảo lừa hàng chục tỷ đồng.

Bối cảnh trên đòi hỏi phải càng sớm càng tốt đưa ra khung khổ pháp lý điều chỉnh phạm vi hoạt động, đối tượng tham gia cũng như chế tài xử lý… đối với tiền ảo, có như vậy mới có cơ sở và nền tảng để xử lý được các đối tượng lừa đảo.

“Việc nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo là phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Nghiêm Thanh Sơn nhấn mạnh. 

Ngày 1/7/2017, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2014/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).

Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án và tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện khung khổ pháp lý trong vấn đề tiền ảo, tiền mã hóa. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đề án trình Chính phủ. 

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nghiên cứu và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo. Tháng 5/2020, Bộ Tài chính đã có quyết định thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. 

NHNN khẳng định, việc sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng các loại tiền ảo như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Theo ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho hay, đã nhiều lần khẳng định tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp ở Việt Nam, đồng thời khuyến cáo người dân không nên đầu tư vào tiền ảo. Bởi do giá trị của các “token” thường được tính dựa trên mức lợi nhuận bán lại đồng tiền này trên thị trường tiền ảo, ít phụ thuộc vào giá trị cơ bản hoặc lợi ích kinh tế thực sự của dự án kinh doanh mà đồng tiền ảo mang lại, nên đây là cơ hội thuận lợi cho các đối tượng xấu trục lợi, phát triển các dự án lừa đảo theo hình thức đa cấp kim tự tháp, có khả năng gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư tham gia và sự ổn định của nền tài chính. 

Trong thực tế, tiền ảo hiện được coi như một dạng “bong bóng” đầu tư, có khả năng đổ vỡ cao và ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường tài chính. Một số dự án/công ty đã tiến hành việc huy động vốn thông qua phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng kéo theo sự nở rộ của các loại tiền ảo đi cùng rủi ro tiềm ẩn về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau từ sàn trong nước và quốc tế như mua để dành chờ giá lên, thông qua máy đào, uỷ thác đầu tư, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đầu tư đa cấp trá hình và cam kết lợi nhuận ảo…

Thời gian gần đây, ở Việt Nam ghi nhận một số tiền ảo rác có dấu hiệu lừa đảo được cảnh báo. Rầm rộ nhất phải nói tới trường hợp MyAladdinz khi Bộ Công an tháng 9/2020 đã xác định phần mềm MyAlađinz (app MyAladdinz) hoạt động mang dấu hiệu huy động vốn trái phép và trả thưởng theo mô hình đa cấp thông qua mạng internet. Dựa trên số điểm tích lũy của mỗi khách hàng, hệ thống hứa hẹn mỗi ngày, người tham gia đăng nhập App sẽ được cộng quy đổi 0,2% điểm Point thành đồng Gem, để từ đó tiếp tục mua sắm, giao dịch sản phẩm trên App. Đây là hình thức trả thưởng, hoạt động huy động vốn theo mô hình đa cấp ẩn dưới hoạt động thương mại điện tử, chưa được Bộ Công thương cấp phép. 

Trước đó, lực lượng Công an cũng đã phát hiện và cảnh báo việc đầu tư tiền ảo Winsbank. Winsbank do một nhóm đối tượng tại Việt Nam tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam. Vì vậy, khi các website này sập, người tham gia sẽ mất trắng và cũng không có chứng cứ nào để khởi kiện. Trong tháng 6/2020, nhiều nhà đầu tư tố cáo bị đường dây kinh doanh tiền ảo lừa hàng chục tỷ đồng.

Bối cảnh trên đòi hỏi phải càng sớm càng tốt đưa ra khung khổ pháp lý điều chỉnh phạm vi hoạt động, đối tượng tham gia cũng như chế tài xử lý… đối với tiền ảo, có như vậy mới có cơ sở và nền tảng để xử lý được các đối tượng lừa đảo.

“Việc nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo là phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia và cũng là giải pháp mà Việt Nam chủ động hội nhập cũng như ứng phó với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Nghiêm Thanh Sơn nhấn mạnh. 

Ngày 1/7/2017, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2014/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).

Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án và tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện khung khổ pháp lý trong vấn đề tiền ảo, tiền mã hóa. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã hoàn thành đề án trình Chính phủ. 

Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nghiên cứu và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo. Tháng 5/2020, Bộ Tài chính đã có quyết định thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo. 

Tổ nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Tổ nghiên cứu được thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Tổ nghiên cứu gồm 9 thành viên, do ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước làm tổ trưởng. Các thành viên còn lại thuộc Ủy ban chứng khoán, Vụ chính sách (Tổng cục Thuế), Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Vụ pháp chế, Cục giám sát quản lý về hải quan, Viện Chiến lược và chính sách tài chính.