Ngân hàng tăng cường công tác quản trị tội phạm tài chính

PV.

Trên quy mô tổng thể doanh nghiệp nói chung, của hệ thống ngân hàng nói riêng, trong quá trình hoạt động đều cần thiết phải thiết lập bộ phận quản trị tội phạm tài chính. Đây là một trong những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động.

Yếu tố hàng đầu khi thiết lập chiến lược

Theo khảo sát công bố trong tháng 7/2020 của Công ty cung cấp thông tin cho ngành dịch vụ tài chính (The Asian Banker), thì cứ 5 câu trả lời lại có 2 ý kiến cho rằng, tác động từ hoạt động quản trị tội phạm tài chính đối với trải nghiệm khách hàng là yếu tố hàng đầu khi thiết lập chiến lược.

Theo The Asian Banker, khả năng phản ứng nhanh trước các mối hiểm họa mới của tội phạm tài chính là yếu tố không thể thiếu trong việc định hình khả năng phát hiện gian lận của họ; 20% các câu trả lời đã chọn điều này là trở ngại chính trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm thiểu rủi ro tội phạm tài chính.

Trong khi, 17% ngân hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương coi đó là yếu tố tiềm tàng chính ảnh hưởng đến tổng thể hành trình trải nghiệm của khách hàng. Lần lượt xếp thứ hai và thứ ba là các yếu tố mất uy tín và tổn thất tài chính trực tiếp. Hầu hết các tổ chức đang phải nỗ lực cân bằng giữa bảo mật giao dịch tài chính và sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ chất lượng.

Thực tiễn cho thấy, hiện nay, các ngân hàng đang cân nhắc lại chiến lược và chú ý hơn tới vai trò của quản trị tội phạm tài chính. Nghiên cứu của Asian Banker cho thấy, có 43% ngân hàng nhận định ảnh hưởng từ hoạt động quản trị tội phạm tài chính đối với trải nghiệm khách hàng là yếu tố hàng đầu khi thiết lập chiến lược. 49% đại diện chọn tốc độ phản ứng khi đối mặt với nguy cơ tội phạm tài chính mới và 33% tin rằng việc đạt được tỷ lệ phát hiện cao sẽ hạn chế khả năng hoàn thành mục tiêu kiểm soát rủi ro tội phạm tài chính của ngân hàng. 40% các câu trả lời đồng tình rằng, việc hoàn thiện quy trình tích hợp dữ liệu có thể hỗ trợ ngân hàng trong việc phòng chống tội phạm tài chính. 52% các câu trả lời đánh giá chất lượng dữ liệu trong công nghệ tuân thủ là yếu tố hàng đầu.

Khảo sát về mức độ hài lòng và hiệu quả sau khi tích hợp hệ thống tuân thủ tại các tổ chức, có tới 70% ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sử dụng hệ thống nội bộ. Trong khi, 45% ngân hàng Hàn Quốc và 43% ngân hàng Úc nhờ tới đơn vị cung cấp giải pháp để đáp ứng nhu cầu tuân thủ. 61% các câu trả lời cho rằng, hệ thống hiện tại của họ rất hiệu quả.

Tuy nhiên, các ngân hàng Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan nhận thấy hệ thống của họ cần được cải thiện. 1/3 các ngân hàng đã gọi điện để đặt câu hỏi về năng suất của công nghệ tuân thủ tích hợp và 31% lại thắc mắc về khả năng xử lý các rủi ro tuân thủ mới của công nghệ tuân thủ hiện tại. 42% ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cảm thấy hài lòng với hệ thống tuân thủ hiện tại.

Xu hướng đầu tư cho công nghệ tuân thủ

Sự xuất hiện của các mối hiểm họa mới và thủ đoạn lừa đảo qua mạng tiếp tục là thử thách đối với khả năng và nỗ lực ứng phó của các ngân hàng. Thời kỳ số hóa trong lĩnh vực ngân hàng đã đem lại một loạt thách thức mới cho những nhà quản trị rủi ro khi họ phải nỗ lực tối thiểu hóa các vụ việc tổn hại do tội phạm tài chính.

Theo The Asian Banker, khả năng phản ứng nhanh trước các mối hiểm họa mới của tội phạm tài chính là yếu tố không thể thiếu trong việc định hình khả năng phát hiện gian lận của họ; 20% các câu trả lời đã chọn điều này là trở ngại chính trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm thiểu rủi ro tội phạm tài chính. 84% ngân hàng khẳng định sự tin tưởng của họ đối với công nghệ dựa trên quy tắc.

Mặc dù con số hoặc các quy tắc/tình huống phát hiện gian lận có sẵn vẫn đang đóng vai trò cốt lõi, nhưng các ngân hàng cho rằng, khả năng áp dụng hoặc thêm các quy tắc/tình huống mới cũng quan trọng không kém. 59% câu trả lời cho thấy, phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro là công nghệ thiết yếu để tối ưu các tình huống phát hiện gian lận khi giám sát giao dịch.

Theo các ngân hàng tại Đông Nam Á, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc cải thiện quy trình phòng, chống rửa tiền là khả thi. Mức đầu tư của các ngân hàng cho công nghệ tuân thủ có xu hướng tăng mạnh trong năm 2021.

“Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì. Nhiều ngân hàng dự kiến sẽ tăng đáng kể ngân sách phân bổ cho công nghệ tuân thủ trong năm 2021. Dẫn đầu mức đầu tư cho công nghệ tuân thủ là các ngân hàng nước ngoài, dự kiến, Indonesia sẽ dẫn đầu về mức đầu tư cho công nghệ vào năm 2021”, The Asian Banker nhận định.