Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước như an sinh xã hội, bình ổn giá... Đặc biệt, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phục hồi sau đại dịch COVID-19 thì việc đẩy mạnh thực hiện quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách ngày càng được chú trọng. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19; chính sách pháp luật về sử dụng Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quy định pháp luật về sử dụng Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp.
2022 là năm đánh dấu mốc son 77 năm hình thành và phát triển của ngành Tài chính (28/8/1945-28/8/2022). Suốt 77 năm qua, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngành Tài chính luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy những thành tựu đó, Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tài chính tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo toàn Ngành quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao năm 2022 và các năm tiếp theo, viết tiếp truyền thống vẻ vang của Ngành.
Tại Quyết định số 1616/QĐ-BTC ngày 9/8/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.
2022 là năm đầu Kho bạc Nhà nước (KBNN) triển khai bản “Kiến trúc tổng thể hướng tới kho bạc số” nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống theo mô hình quản trị hiện đại, hướng tới Kho bạc số vào năm 2030. Theo đó, KBNN Đà Nẵng cũng đang quyết liệt cải cách để hướng tới mục tiêu này.
Ngày 10/8, Bộ Tài chính có Công văn số 7955/BTC-QLG gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp đề nghị tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá.
Tổng cục Thuế vừa phê duyệt đề án phát triển công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2021-2030. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, 100% người nộp thuế được cấp định danh và xác thực điện tử để sử dụng dịch vụ thuế điện tử do ngành Thuế cung cấp và đặc biệt là 100% thông tin về khai thuế, nộp thuế điện tử được xử lý trong 24 giờ.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Tài chính, PGS.,TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cho rằng, với tình huống chưa từng xảy ra - đại dịch COVID-19 và những chính sách tài khoá chưa từng có đã cho thấy sự cố gắng nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cũng như phục hồi và phát triển kinh tế.
Vượt qua những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, thị trường tài chính Việt Nam 7 tháng đầu năm 2022 tiếp tục ghi nhận những kết quả khởi sắc, dần phục hồi và trên đà tăng trưởng.
Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực Đông Bắc đã hoàn thành nhập kho dự trữ quốc gia 3.000 tấn thóc theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo an toàn, đủ số lượng, chất lượng.