Cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Bộ Tài chính

Lưu Hằng

Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bộ Tài chính cung cấp ngày càng nhiều tiện ích, giúp giảm thời gian, chi phí, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan tài chính.

Phạm vi triển khai hệ thống thuế điện tử đối với các dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử tiếp tục hiện nay đã được được mở rộng.
Phạm vi triển khai hệ thống thuế điện tử đối với các dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử tiếp tục hiện nay đã được được mở rộng.

Bám sát định hướng, mục tiêu đề ra, trong 6 tháng đầu năm 2021, cải cách thủ tục hành chính, cung cấp DVCTT tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số.

Cập nhật kịp thời lên Cơ sở dữ liệu quốc gia 895 thủ tục hành chính

Thống kê sơ bộ, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện 137 nhiệm vụ; rà soát, bãi bỏ 197 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục và ban hành mới 114 thủ tục trong các lĩnh vực hải quan, chứng khoản, bảo hiểm, quản lý công sản; thực hiện công khai, cập nhật kịp thời lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định, đạt 895/895 thủ tục, đạt 100% kế hoạch.

Cùng với đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung 320 chế độ báo cáo định kỳ; đồng thời, tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ngày 24/6/2021 công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 (PAR index 2020) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS 2020), Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang bộ với 94,8/100 điểm, là năm thứ 7 liên tiếp nằm trong top 3 Bộ đứng đầu về xếp hạng chỉ số cải cách hành chính.

Thực hiện 440 thủ tục dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Về xây dựng Chính phủ điện tử, đến hết tháng 6/2021, tổng số thủ tục hành chính và DVCTT thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 895. Trong đó, số DVCTT mức độ 1 là 94 (chiếm tỷ lệ 10,50% tổng số thủ tục); số DVCTT mức độ 2 là 280 (tỷ lệ 31,4%); số DVCTT mức độ 3 là 81 (tỷ lệ 8,94%); số DVCTT mức độ 4 là 440 (tỷ lệ 49,16%). Tổng số DVCTT mức độ 3, 4 là 521 (tỷ lệ 58,2%).

Bộ Tài chính cũng đã hoàn thành kết nối, tích hợp 285/521 DVCTT mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 54,8% (vượt 20% so với yêu cầu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 và Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ). Trong đó: Tổng cục Thuế có 150 DVCTT, Tổng cục Hải quan có 72 DVCTT, Kho bạc nhà nước có 7 DVCTT, cơ quan Bộ Tài chính có 56 DVCTT.

Nhìn chung, DVCTT của Bộ Tài chính cung cấp ngày càng nhiều tiện ích, giúp giảm thời gian, chi phí, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia giao dịch với cơ quan tài chính.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, phạm vi triển khai hệ thống thuế điện tử đối với các dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử tiếp tục hiện nay đã được được mở rộng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, đã xử lý 9,7 triệu hồ sơ của 830,6 nghìn doanh nghiệp tham gia hệ thống khai thuế điện tử (đạt 99,6%); nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) 372 nghìn tỷ đồng và 19,2 triệu USD tiền thuế của 823 nghìn doanh nghiệp đăng ký thực hiện nộp thuế điện tử (đạt trên 98,7%) thông qua 55 ngân hàng thương mại...

Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử thông qua hệ thống VNACSS/VCIS; qua cổng thanh toán điện tử và hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin khai hàng hóa điện tử... cũng góp phần kết nối 13/14 bộ, ngành, với 226 thủ tục hành chính được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia và trên 47,7 nghìn doanh nghiệp tham gia...

Trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, 100% đơn vị sử dụng ngân sách thuộc đối tượng bắt buộc và 5,5 nghìn đơn vị không thuộc đối tượng bắt buộc đăng ký tham gia dịch vụ công trực tuyến; tỷ lệ giao dịch chi NSNN qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đạt 98%.

Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ngày 24/6/2021 công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 (PAR index 2020) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020 (SIPAS 2020), Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang bộ với 94,8/100 điểm, là năm thứ 7 liên tiếp nằm trong top 3 Bộ đứng đầu về xếp hạng chỉ số cải cách hành chính.