Việt Nam - Ba Lan tăng cường đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính


Sáng ngày 12/11/2020, thay mặt Bộ Tài chính Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwel được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài chính Ba Lan đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Tài chính.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trần Xuân Hà và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwel được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài chính Ba Lan ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Tài chính.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trần Xuân Hà và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwel được sự ủy quyền của Bộ trưởng Tài chính Ba Lan ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Bộ Tài chính.

Tham dự lễ ký có các cán bộ cấp cao từ Đại sứ quán Ba Lan cũng như Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho rằng, đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ba Lan nói chung và giữa hai Bộ Tài chính nói riêng.

Bản ghi nhớ là khung khổ hợp tác nhằm tăng cường đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính mà hai bên quan tâm; đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, trọng tâm là chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận; phân tích dự báo tài chính kinh tế vĩ mô để phục vụ xây dựng chính sách tài khóa; chính sách quản lý thuế; quản lý nợ công và các vấn đề tài chính khác.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà trân trọng cảm ơn Ngài đại sứ và Tài chính Ba Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài chính Việt Nam trong xây dựng nội dung cũng như chuẩn bị lễ ký kết văn bản ghi nhớ.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà trân trọng cảm ơn Ngài đại sứ và Tài chính Ba Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài chính Việt Nam trong xây dựng nội dung cũng như chuẩn bị lễ ký kết văn bản ghi nhớ.

Đó là những lĩnh vực Ba Lan có thế mạnh, có thể hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, hoạch định chính sách; là nội dung cần thiết cho Bộ Tài chính Việt Nam trong hoàn thiện hệ thống tài chính phục vụ cải cách, phát triển kinh tế - xã hội.

Việc ký biên bản ghi nhớ hôm nay sẽ góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận các cơ chế quản lý chính sách tài chính, kinh tế hiện đại, tiên tiến; đồng thời, làm củng cố, sâu sắc thêm mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Ba Lan.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính Việt Nam, Thứ trưởng trân trọng cảm ơn Ngài đại sứ và các đồng nghiệp cũng như Bộ Tài chính Ba Lan đã phối hợp cùng Bộ Tài chính Việt Nam trong xây dựng nội dung cũng như chuẩn bị lễ ký kết văn bản ghi nhớ.

"Về phần mình, chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc bản ghi nhớ này và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ phía Ba Lan để triển khai hợp tác trong khung khổ của bản ghi nhớ trong thời gian tới đây."- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwel phát biểu tại buổi lễ.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam Wojciech Gerwel phát biểu tại buổi lễ.

Tại buổi lễ, Đại sứ Wojciech Gerwel cho biết, Ba Lan và Việt Nam đã có hợp tác lâu dài trong nhiều năm. Năm 2020, hai nước sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Ba Lan mong muốn tiếp tục phát triển tình hữu nghị này để hợp tác lâu hơn với Việt Nam trong tương lai. Việc ký kết biên bản ghi nhớ là bước tiến quan trọng theo hướng này.

Trong vòng 30 năm, kinh tế của Ba Lan luôn là nhà vô địch trong tăng trưởng ở châu Âu và một trong những cải cách đổi mới quan trọng của Ba Lan là liên quan đến lĩnh vực tài chính, thuế. Ba Lan luôn thành công trong thực thi chính sách và đổi mới về thuế, đi đầu trong trận chiến chống trốn thuế. Chính sách này giúp Chính phủ Ba Lan đưa ra những chính sách xã hội hào phóng và tốt hơn nữa cho công dân Ba Lan.

"Chúng tôi vui mừng được chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực này và tin tưởng rằng biên bản ghi nhớ được ký hôm nay sẽ tích cực tạo điều kiện hơn nữa trong việc trao đổi trong lĩnh vực quan trọng này." - Đại sứ bảy tỏ.

Bản ghi nhớ gồm 4 lĩnh vực hợp tác gồm: (i) Thuế, đặc biệt là nội dung liên quan đến BEPS (chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận), kinh nghiệm về quản lý thuế đối với nền kinh tế kỹ thuật số, kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế doanh nghiệp lớn, giá chuyển nhượng, kinh nghiệm về quản lý rủi ro; (ii) Dự báo, phân tích tài chính, kinh tế vĩ mô phục vụ việc xây dựng và thực thi chính sách tài khóa (tập trung vào chính sách thuế); (iii) Quản lý nợ công; (iv) Các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm và đồng thuận bằng văn bản.