Mô hình hải quan thông minh của Tổ chức Hải quan thế giới

Duy Nguyên

Với ý tưởng Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ quan quản lý biên giới nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, giao thương và trong việc đảm bảo an ninh biên giới thông qua các thủ tục hành chính tại biên giới được đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa. Tổ chức Hải quan Thế giới (qua) khuyến nghị và cam kết thúc đẩy việc chuyển đổi các biên giới thành “Biên giới thông minh”, trong đó hải quan đóng vai trò là trung tâm kết nối và điều phối của chiến lược đó.

Hoạt động của máy soi container di động.
Hoạt động của máy soi container di động.

Trước bối cảnh đại dịch COVID-19, di cư tự do, các thách thức từ rào cản thương mại và khủng bố, WCO đã lựa chọn chủ đề mang tính thách thức nhất với hải quan toàn cầu của năm 2019 là “Biên giới thông minh cho Thương mại, Du lịch và Vận tải thông suốt”.

Với ý tưởng Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ quan quản lý biên giới nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, giao thương và trong việc đảm bảo an ninh biên giới thông qua các thủ tục hành chính tại biên giới được đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa.

Điều quan trọng để Hải quan đi đầu trong việc củng cố và tăng cường hơn nữa những nỗ lực không ngừng nhằm giảm bớt rào cản đối với luồng hàng hóa và con người qua biên giới, biến toàn cầu hóa thành một động lực tích cực hơn. Tổ chức Hải quan Thế giới (Thế) khuyến nghị và cam kết thúc đẩy việc chuyển đổi các biên giới thành “Biên giới thông minh”, trong đó hải quan đóng vai trò là trung tâm kết nối và điều phối của chiến lược đó.

Quan điểm của WCO về biên giới thông minh là nhấn mạnh vai trò của hải quan trong việc hỗ trợ Chương trình nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc về phát triển bền vững. Hải quan tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa theo tinh thần của Công ước Kyoto sửa đổi 1999 nhằm tạo điều kiện minh bạch và có thể dự đoán được cho thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho kinh doanh hợp pháp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Khái niệm biên giới SMART nhằm khuyến khích các thành viên của WCO nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực công nghệ để tìm ra các giải pháp tạo thuận lợi cho dòng hàng hóa, con người và vận chuyển qua biên giới, đồng thời tuân theo các nguyên tắc hướng dẫn cho biên giới thông minh trên 5 trụ cột chính: An toàn, Có thể đo lường, Tự động hóa, Dựa trên quản lý rủi ro và Dựa trên công nghệ (SMART borders: Secure, Measurable, Automated, Risk Management-based and Technology-driven). Trong đó:

Thứ nhất, chữ S (Secure) đề cập đến vấn đề Hải quan cần tiếp tục hợp tác với các cơ quan biên giới khác như một phương thức để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tính minh bạch trong nỗ lực đảm bảo, tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp. Hợp tác phải là trọng tâm trong ý tưởng và hành động của Hải quan nhằm ủng hộ chuỗi giá trị tích hợp toàn cầu, có lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Sự di chuyển nhanh chóng và an toàn của con người và hàng hóa qua biên giới khuyến khích thương mại, du lịch và vận tải. Vấn đề hải quan đảm bảo an toàn, an ninh thể hiện rõ một trong những chức năng cốt lõi của nhà nước, đã mở rộng từ quan niệm truyền thống về an ninh chính trị và quân sự để đưa vào ý tưởng về an ninh kinh tế quốc gia.

Bảo vệ công dân trước các mối đe dọa như khủng bố, vận chuyển trái phép vũ khí, thực phẩm bị ô nhiễm, đồ chơi không an toàn và các sản phẩm tiêu dùng, thuốc giả, hàng nhái và hàng nhập lậu được xem như là những nhiệm vụ mới cho Hải quan.

Thứ hai, chữ M (Measurable) nhấn mạnh Hải quan có trách nhiệm thúc đẩy văn hóa ứng xử chuyên nghiệp dựa trên hiệu suất hoạt động, dựa trên việc tự đánh giá và đo lường khách quan bằng cách khuyến khích Hải quan đảm bảo rằng các yếu tố của luồng thương mại và hiệu suất của tổ chức là “Có thể đo lường được”.

Việc đo lường hiệu suất là điều cần thiết đối với các quyết định sáng suốt được đưa ra có thể dễ dàng thực hiện và đánh giá. Cơ quan hải quan cần một công cụ được thiết kế riêng, dựa trên tiêu chuẩn được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu và có thể kiểm chứng một cách độc lập.

Thứ ba, chữ A (Automated) thể hiện sự cần thiết Hải quan phát triển, sử dụng và triển khai các giải pháp “Tự động hóa”. Để theo đuổi một cơ chế quản lý biên giới ít cồng kềnh hơn, nơi dữ liệu được khai thác, chia sẻ và phân tích hiệu quả, Hải quan nên dựa vào các quy trình được số hóa và tự động hóa trong việc nghiên cứu sâu hơn và phân tích tác động của các mối đe dọa an ninh mạng. Trọng tâm cũng được mở rộng sang các lĩnh vực mới nổi như pháp y kỹ thuật số và quyền riêng tư trên internet.

Thứ tư, chữ RM (Risk Management) có thể thực hiện việc đảm bảo dòng hàng hóa và con người lưu thông dễ dàng, tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng và giảm thiểu các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn thông qua phương pháp tiếp cận “quản lý rủi ro”.

Tuy nhiên, Hải quan cần năng động hơn trong việc xác định các rủi ro tiềm ẩn và từng bước giảm thiểu mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa bằng cách tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về phân tích dự đoán, kỹ thuật lập hồ sơ, sử dụng sinh trắc học và các lĩnh vực liên quan khác. Cách tiếp cận như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hợp pháp, tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng và giảm thiểu các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn.

Thứ năm, chữ T (Technology-driven) là yếu tố quan trọng nhất, nội hàm của thông minh. “Công nghệ” phải là động lực chính trong chương trình nghị sự của Hải quan để các thành viên WCO được trang bị tốt hơn nhằm ứng phó với những thách thức và cơ hội mới của thời đại kỹ thuật số.

Các công nghệ mới nổi được tích hợp trên điện thoại thông minh và các  thiết bị thông minh khác nhằm triển khai thành tựu công nghệ như Blockchain, in 3D hoặc điện toán đám mây hiện đang được đưa vào sử dụng và những công nghệ mới đã xuất hiện, chẳng hạn như việc sử dụng dữ liệu không gian địa lý, trí tuệ nhân tạo, Rô bốt và máy bay không người lái, thiết bị thông minh như e-Seals hay Container thông minh có khả năng thu thập dữ liệu, xử lý và chia sẻ dữ liệu cho các bên liên quan.

Nền tảng pháp lý cho việc triển khai sáng kiến là các cam kết trong các công ước quốc tế, hiệp định đa phương bao gồm: Công ước Kyoto sửa đổi 1999 về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan, Khung tiêu chuẩn WCO SAFE nhằm đảm bảo và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu, Chương trình an ninh WCO, Gói WCO SAFE 2018, Nghiên cứu về thời gian giải phóng mặt bằng của WCO (TRS ), Hướng dẫn về công nghệ thông tin của WCO cho Giám đốc điều hành, Hướng dẫn của WCO về việc sử dụng công nghệ thông tin trong thực thi hiệp định TFA, Khung tiêu chuẩn thương mại điện tử xuyên biên giới của WCO và hải quan kỹ thuật ...