Quyết định mới về kiểm soát chi: Tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch

Tô Hiếu

(Tài chính) Ngày 2/10/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 161/2012/TT- BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) có hiệu lực từ ngày 15/11/2012. Đây là một bước tiến quan trọng trong cơ chế quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, từ thực tiễn kiểm soát chỉ cho thấy vẫn cần phải tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Quyết định mới về kiểm soát chi: Tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch
Ảnh minh họa. Nguồn:Internet

Một số quy định cần cụ thể hơn

Các cán bộ kho bạc cho biết, trong điều kiện thu NSNN còn gặp nhiều khó khăn, áp lực chi NSNN ngày càng tăng, thông tư mới quy định về kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN như một “đòn bẩy” giúp lẩy đà cho việc xây dựng chính sách chi NSNN được lành mạnh, tiết kiệm.

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai đã cho thấy, có một số quy định chưa thật hoàn chỉnh, còn chung chung, gây hiểu nhầm cho cơ quan kiểm soát chi. Chẳng hạn như quy định về hồ sơ mua sắm, khi thanh toán qua KBNN tại thông tư mới không đồng nhất với Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản bằng vốn nhà nước, đã gây lúng túng cho cán bộ kiểm soát chỉ khi không biểt kiểm soát theo văn bản nào?

Trong nội dung về tạm ứng có quy định nhiều khoản chi bằng chuyển khoản, nhưng không thấy có quy định tạm ứng để chi mua sắm tài sản (chỉ có chi mua vật tư văn phòng). Nhưng tại quy định về hồ sơ kiểm soát chi NSNN đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản lại có đề cập đến chi mua sắm, sửa chữa tài sản.

Một quy định còn chung chung nữa là về thời hạn kiểm soát xử lý hồ sơ của KBNN. Trong thông tư 161 có nêu cụ thể cho từng trường hợp: Hồ sơ đơn giản xử lý trong một ngày làm việc; hồ sơ phức tạp sẽ có thời hạn xử lý trong 2- 3 ngày làm việc. Tuy nhiên thông tư không nêu rõ hồ sơ như thế nào là đơn giản, thế nào được coi là phức tạp.

Một quy định khác “hồ sơ thanh toán trực tiếp...” phải có bảng kê (khoản chi không có hợp đồng) hoặc hợp đồng (khoản chi có hợp đồng). Tuy nhiên, trong quy định “tạm ứng bằng chuyển khoản" đối với “mua sắm, sửa chữa tài sản" chi yêu cầu gửi hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng. Như vậy với các khoản mua sắm tài sản dưới 20 triệu đồng (thanh toán theo bảng kê, không cần hợp đồng) khi tạm ứng, hồ sơ gửi đến kho bạc phải có bảng kê (hoặc ghi thẳng vào giấy tạm ứng) hay phải có hợp đồng (?). Điều này cũng cần được làm rõ.

Hướng để xuất bổ sung

Từ thực tế trên, một số cán bộ trực liếp làm công tác kiểm soát chi đã đưa ra hướng đề xuất bổ sung để Thông tư 161 sát với thực tiễn, giảm bớt các khó khăn, vướng mắc. Theo đó, tại nội dung tạm ứng, có đề xuất bổ sung nội dung “tạm ứng mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ” vào quy định.

Về thời hạn kiểm soát xử lý hồ sơ, đề xuất nên hướng dẫn thống nhất hồ sơ đơn giản là nội dung chi chỉ yêu cầu lập bản kê thanh toán; hồ sơ phức tạp là nội dung chỉ theo các hình thức đấu thầu nội dung chi yêu cầu thanh toán phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn.

Tại quy định “hồ sơ thanh toán trực tiếp...” nên bổ sung nội dung: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ, các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải gửi tới kho bạc các chứng từ như giấy rút dự toán, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, quyết định chỉ thầu (tùy theo hình thức lựa chọn nhà thầu của từng đơn vị), quyết định phê duyệt chào hàng cạnh tranh của cấp có thẩm quyền, bảng kê hoặc hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng.

Bên cạnh đó, KBNN nên có quy định nhằm nâng cao vai trò của hợp đồng kinh tế trong kiểm soát chi thường xuyên, làm rõ trường hợp nào phải sử dụng thanh lý hợp đồng, hóa đơn để phục vụ công tác kiểm soát.