Những yêu cầu tư thực tiễn

Luật Thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) chính thức đi vào cuộc sống từ ngày 01/01/2012, với mục đích khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong đầu tư sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có tác động đến môi trường, mặt khác, tạo nguồn thu cho hoạt động môi trường. Để đưa Luật vào cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 152/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP và một số điều của Luật Thuế BVMT. Theo đó, Thông tư 152/2011/TT-BTC có ghi, túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE; LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qua quá trình triển khai, thực tế cho thấy thói quen sử dụng túi ni lông của DN, người tiêu dùng cũng chưa được thay đổi mà lại nảy sinh một số bất cập đó là sự gia tăng áp lực chi phí cho một số DN, đặc biệt là các DN xuất khẩu thường sử dụng túi bao bì ni lông để đóng gói tại thời điểm khó khăn của nền kinh tế hiện nay. Việc áp mức thuế khiến chi phí đầu ra khi xuất khẩu cũng tăng theo. Để tránh mức thuế này, nhiều DN nhập túi từ nước ngoài về để đóng gói sản phẩm. Vô hình trung gây khó cho các DN sản xuất bao bì trong nước.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thuế BVMT cho DN, cá nhân, Bộ Tài chính đã có kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc về thuế bảo vệ môi trường, áp dụng với túi ni lông. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT. Nghị định sửa đổi quy định cụ thể: "Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế BVMT là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low densty polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường". Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm: Bao bì đóng giói sẵn hàng hóa nhập khẩu; Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói; Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói".

Quy định mới tháo gỡ vướng mắc

Để DN nắm bắt kịp thời và áp dụng các quy định chính xác, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 159/2012/TT-BTC quy định về áp dụng Luật thuế BVMT. Theo đó, Thông tư quy định: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản này được quy định cụ thể là bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm: Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu; Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

Như vậy, bên cạnh “túi ni lông thân thiện với môi trường”, bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (hay gọi cách khác là bao bì thương phẩm của hàng hóa) cũng thuộc diện không chịu thuế. Việc mở rộng thêm đối tượng không chịu thuế cho loại bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói là phù hợp với quan điểm khi xây dựng Luật thuế Bảo vệ môi trường (chỉ đánh thuế túi nilon sử dụng trong các siêu thị, chợ). Trên thực tế, nếu không quy định chặt chẽ thì cơ quan thuế chỉ có thể thu thuế của hộ gia đình, cá nhân mua túi ni lông về sử dụng riêng (như đựng rác), còn khó có thể thu thuế của các trường hợp như siêu thị mua túi nilon phát cho khách mua hàng ở siêu thị hay việc mua bán túi ni lông ở các chợ…

Để đảm bảo mục tiêu của việc đánh thuế đối với túi ni lông, tránh lợi dụng, gây khó khăn khi thu thuế Thông tư cũng hướng dẫn rõ nội dung “Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: bao bì trực tiếp (là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa) và bao bì ngoài (là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp).” Ví dụ, DN A tự sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg bao bì (túi ni lông) để đóng gói sản phẩm giầy (sản phẩm giầy do DN A sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 100 kg bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.

Bao bì mà người sản xuất hoặc người nhập khẩu đã có cam kết hoặc khai báo tại khâu nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, nhưng sau đó không sử dụng để đóng gói sản phẩm mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thì người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Như vậy, các loại bao bì dùng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn; túi đựng hàng hóa khi mua hàng; bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời được lấy ra từ bao hàng hóa có định lượng lớn hơn để bán lẻ không phải bao bì thương phẩm và sẽ phải nộp thuế BVMT. Ngoài ra, bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói. Ví dụ, DN B mua trực tiếp của DN A (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm áo sơ mi (sản phẩm áo sơ mi do DN B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói) thì 200 kg bao bì nêu trên không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.

Bao bì mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm) mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì người mua bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ, DN B mua trực tiếp của DN A (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm), sản phẩm giầy DN B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì nếu DN B chỉ sử dụng 50 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 20kg bao bì để trao đổi, 30kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 40kg bao bì để tặng cho, 60kg bao bì bán cho DN C thì DN B phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với 150 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, bán cho DN C và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Bên cạnh đó, Thông tư quy định, bao bì mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm) mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì người mua bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Ví dụ, DN B mua trực tiếp của DN A (là người sản xuất hoặc người nhập khẩu bao bì) 200 kg bao bì để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm), sản phẩm giầy do DN B sản xuất, gia công ra hoặc mua về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì nếu DN B chỉ sử dụng 50 kg bao bì để đóng gói sản phẩm giầy và đã sử dụng 20kg bao bì để trao đổi, 30kg bao bì để tiêu dùng nội bộ, 40kg bao bì để tặng cho, 60kg bao bì bán cho DN C thì DN B phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với 150 kg bao bì đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, bán cho DN C và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Theo quy định của Luật thuế Bảo vệ môi trường, đối với các hàng hóa được sản xuất hoặc nhập khẩu gây tác động xấu đến môi trường trong lãnh thổ Việt Nam sẽ phải chịu thuế. Do đó, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất trong nước hoặc trong khu phi thuế quan; được bán ra trong khu phi thuế quan, giữa trong nước với khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan với nhau và xuất nhập khẩu tại chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) vẫn phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các trường hợp đã nộp thuế bảo vệ môi trường cho hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, sẽ không phải chịu thuế thuế bảo vệ môi trường ở các khâu mua bán sau đó. Nội dung này đã được Bộ Tài chính bổ sung cụ thể trong Thông tư 159/2012/TT-BTC. Một điểm được rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm là quy định việc thu thuế thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Luật thuế thuế bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành đã nêu rõ: chỉ hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thuế bảo vệ môi trường nhưng xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu mới thuộc diện không chịu thuế thuế bảo vệ môi trường. Song, trong quá trình thực hiện, thực tế nảy sinh cách hiểu khác: hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không phải nộp thuế thuế bảo vệ môi trường hay nói cách khác là không thu thuế thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thuế bảo vệ môi trường để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài.

Để nội dung này được hiểu đúng và áp dụng thống nhất, Thông tư hướng dẫn đã làm rõ hai trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thuế bảo vệ môi trường xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu mà vẫn thuộc đối tượng chịu thuế gồm: “Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thuế bảo vệ môi trường được tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua để xuất khẩu thì cơ sở sản xuất hàng hóa phải khai, nộp thuế thuế bảo vệ môi trường khi bán hàng hóa. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nhập khẩu để sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu thì người nhập khẩu phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu hàng hóa”.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng đã bổ sung thêm quy định: Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình. Ví dụ, DN A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%. Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của DN A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.”

Ngoài các quy định về túi ni long, Thông tư cũng quy định bổ sung: “Trường hợp xăng, dầu, mỡ nhờn nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để bán; dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc, thiết bị thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan hải quan;  Xăng dầu được xuất, bán ra theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán thì người nộp thuế phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán đó.”

Thông tư 159/2012/TT-BTC: Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thuế bảo vệ môi trường

ThS. Phạm Thị Thúy Hằng

(Tài chính) Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2012, Thông tư 159/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/9/2012 sẽ cụ thể hóa các quy định về mức thuế, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế môi trường. Đây là một động thái tích cực từ phía cơ quan quản lý nhằm tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến thuế bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp, người dân.

Xem thêm

Video nổi bật