Sai phạm từ quản lý yếu kém

Báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2012 của các doanh nghiệp (DN) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có cổ phẩn, vốn góp của Nhà nước được Chính phủ gửi đến Quốc hội năm 2013 cho thấy: 1.348.752 tỷđồng là tổng số nợ phải trả của 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con. Số nợ này tăng 6% so với năm 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn của các DN. 30/85 là số tập đoàn và tổng công ty có tỷlệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt, có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷlệ trên 10 lần. Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến hết năm 2011 là 26.110 tỷđồng. Một số tập đoàn có lỗ lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) (năm 2010 lỗ 12.313 tỷđồng, lũy kế hợp nhất năm 2010 là 24.262 tỷ), Tập đoàn Vinashin (năm 2009 lỗ 5.000 tỷ), Tổng Công ty Chè Việt Nam, Tổng Công ty Dâu Tơ tằm, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng Công ty Xây dựng Công trình đường thủy...

Tại EVN, tổng số tiền đầu tư ra ngoài DN lên tới 121.790,2 tỷđồng, riêng đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán là 1.997,4 tỷđồng, chưa mang lại hiệu quả; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) góp vốn vào 86 DN với tổng giá trị 3.273,23 tỷđồng, trong đó đầu tư 20 DN 723,8 tỷđồng không thu được lợi nhuận; Tập đoàn Hóa chất yếu kém trong quản lý điều hành, để lỗ lũy kế lớn, một số đơn vị thành viên sử dụng vốn cho vay ngắn hạn không đúng mục đích, chức năng 295 tỷđồng…

Bên cạnh những thất thoát, thua lỗ trong việc đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính, nhiều tập đoàn kinh tế quản lý quỹ thiếu chặt chẽ, sai quy định. Trong đó, Tập đoàn Sông Đà sử dụng 468 tỷđồng quỹ hỗ trợ sắp xếp DN để tăng vốn, bổ sung vốn khi chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Tập đoàn Hóa chất bổ sung nguồn vốn không đúng đối tượng 254 tỷđồng, bổ sung 404 tỷđồng cho vốn điều lệ khi chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sử dụng sai quy định 911 tỷđồng cho DN vay và gửi ngân hàng…

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai phạm về tài chính tại các DNNN là trình độ quản trị DN còn yếu, dẫn tới, SXKD kém hiệu quả, thua lỗ. Mặc dù đã quy định cụ thể về quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước với tập đoàn kinh tế nhà nước thông qua việc giám sát công ty mẹ, song các bộ tiêu chí để đánh giá chưa được xây dựng, hướng dẫn cụ thể dẫn đến công ty mẹ, không thực hiện đầy đủ quyền quản lý, giám sát với vai trò là đại diện chủ sở hữu vốn đầu tư ở các công ty con, công ty thành viên. Vì vậy, một số tập đoàn, tổng công ty đã xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát dẫn đến làm ăn thua lỗ, làm mất vốn nhà nước. Việc không phân định rõ trách nhiệm quản lý của bộ, ngành, không tách bạch rõ ràng chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý, giám sát của chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN cũng dẫn đến tình trạng khó xác định trách nhiệm của cá nhân, hiệu quả giám sát kém… Đặc biệt, chưa có quy chế quy định cụ thể, chặt chẽ về người đại diện (NĐD) vốn nhà nước đầu tư tại DN, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, giám sát.

Siết chặt quản lý bằng quy chế cụ thể

Trước thực tế trên, yêu cầu đặt ra là cần có những quy định cụ thể về NĐD phần vốn nhà nước tại DN. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 21/2014/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về chế độ hoạt động của NĐD.

Muốn trở thành NĐD, công dân Việt Nam phải có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên; có khả năng, kinh nghiệm thực tế tối thiểu 3 năm về quản lý tài chính DN; kinh doanh và tổ chức quản lý DN phù hợp với yêu cầu của vị trí được ủy quyền. Trường hợp DN có yếu tố nước ngoài thì NĐD phải có đủ trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, NĐD không có thân nhân là người quản lý, điều hành DN có phần vốn góp của Nhà nước và của người có thẩm quyền quyết định việc ủy quyền làm NĐD… Nếu được ủy quyền làm đại diện phần vốn nhà nước tại DN, ngoài việc được xem xét trả lương, thưởng, thù lao, phụ cấp và các quyền lợi khác, NĐD còn được chủ sở hữu phần vốn nhà nước xem xét chỉ định tham gia HĐTV hoặc đề cử để tham gia HĐQT; được ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần được ủy quyền đại diện.

Kể từ 1/4/2014, NĐD phải chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh; Giám sát tình hình tài chính; Gửi báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm, báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của chủ sở hữu và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, NĐD phải báo cáo kịp thời, đề xuất những giải pháp đối với chủ sở hữu về tình hình DN hoạt động thua lỗ...

Theo quy định mới, NĐD được chủ sở hữu phần vốn nhà nước xem xét chỉ định tham gia HĐTV hoặc đề cử để tham gia HĐQT theo quy định. Tại các DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, NĐD phải xin ý kiến chủ sở hữu để tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp HĐTV, HĐQT, đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác đối với những nội dung liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; Tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản; Sửa đổi và bổ sung điều lệ; Tăng hoặc giảm vốn điều lệ; Thời điểm và phương thức huy động vốn; Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn nhà nước; Chế độ tuyển dụng, thù lao, tiền lương, tiền thưởng của DN… Đồng thời, tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định nhiều nội dung quan trọng tại DN nhưng đối với những nội dung làm thay đổi lợi ích của Nhà nước như làm giảm phần vốn nhà nước hoặc làm giảm tỷlệ vốn nhà nước… thì phải xin ý kiến chủ sở hữu bằng văn bản trước khi có ý kiến biểu quyết, quyết định.

Quy định mới cũng nêu rõ, NĐD phải thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả SXKD, giám sát tình hình tài chính, gửi các báo cáo định kỳ, bất thường và đột xuất theo yêu cầu của chủ sở hữu phần vốn nhà nước. NĐD cũng có trách nhiệm báo cáo kịp thời, đề xuất những giải pháp đối với chủ sở hữu phần vốn nhà nước về tình hình DN khi hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, đầu tư không đúng mục tiêu chiến lược, hay việc không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư 21/2014/TT-BTCcó hiệu lực, các bộ, UBND cấp tỉnh được phân công, phân cấp, giao nhiệm vụ chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN phải ban hành Quy chế hoạt động của NĐD phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN;

Hiện nay, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có khoảng gần 500 NĐD. Với cơ chế cho phép chủ sở hữu (trong đó có cả SCIC) được quyền giao nhiệm vụ; Đánh giá hoạt động; Miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật; Quyết định mức tiền lương, tiền thưởng, thù lao… cho NĐD, kể cả NĐD làm việc chuyên trách tại DN và NĐD làm việc kiêm nhiệm, là cơ chế phù hợp trong quản lý vốn nhà nước tại DN hiện nay.

Tuyệt đại đa số NĐD mà SCIC tiếp nhận đều làm lãnh đạo DN với tư cách chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc; Có năng lực, kinh nghiệm, nhưng cũng có không ít người không đáp ứng được yêu cầu hoặc cố tình không chấp hành các quy định của SCIC nhưng SCIC rất khó xử lý vì những người này do DN trả lương… Với cơ chế mới, NĐD được SCIC bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật; Trả lương, thưởng, phụ cấp “là người” của SCIC nên SCIC sẽ thực hiện chấm dứt việc ủy quyền đại diện phần vốn nhà nước đối với những người không chấp hành yêu cầu của SCIC với tư cách là đại diện cho cổ đông nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện này là trả lương thế nào? Trả lương trực tiếp cho ai? Vẫn còn đang chờ hướng dẫn từ phía các cơ quan liên quan như: Bộ Tài chính, Bội Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể nói, việc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của NĐD sẽ góp phần siết chặt quản lý tài chính tại các DN có vốn nhà nước, hạn chế vi phạm, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại DN.

Xác định rõ quyền, trách nhiệm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp

ThS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

(Tài chính) Nhằm góp phần nâng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hạn chế những sai phạm về quản lý tài chính, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BTC về Quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Có hiệu lực từ ngày 1/4/2014, Thông tư được kỳ vọng sẽ loại bỏ được những hạn chế trong quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Xem thêm

Video nổi bật