Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, quản lý rủi ro (QLRR) trở thành một công cụ chủ chốt, được nêu tại Công ước Kyoto sửa đổi của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Công ước yêu cầu tất cả các bên tham gia áp dụng phương pháp QLRR khi tiến hành các hoạt động kiểm soát hải quan. Đây là bước tiến quan trọng theo hướng áp dụng các kỹ năng quản lý hiện đại của các nước trên thế giới để phù hợp với tình hình mới.

Trên thực tế, hải quan các nước đã và đang áp dụng cách tiếp cận hệ thống và nguyên tắc QLRR nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động và hợp lý hoá quy trình thủ tục theo hướng cho phép áp dụng các nguyên tắc kiểm tra tối thiểu, tránh can thiệp vào giao dịch thương mại bình thường của doanh nghiệp. Cụ thể là lựa chọn và lập mục tiêu các lần kiểm tra, kiểm toán thông qua phân tích thông tin dựa trên các cơ sở dữ liệu. Một số công cụ để phân tích dữ liệu cụ thể, gồm:

- Phân tích tỷ số: Là nghiên cứu và so sánh về quan hệ giữa dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu tại thời điểm được lựa chọn. Các thống kê về các số liệu lịch sử hoặc các phép toán được thực hiện theo chu kỳ thời gian, việc tính toán dựa trên các số liệu thống kê thu thập cũ và mới trong mối tương quan với tổng thể chung của các loại hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) tương tự trong thời điểm kiểm tra, qua đó phát hiện những dấu hiệu doanh nghiệp có gian lận thuế.

- Phân tích chuỗi thời gian: Để lập chỉ số được sử dụng rộng rãi trong thông tin công, chẳng hạn như chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số chứng khoán để tất cả các dữ liệu được so sánh theo cùng một cơ sở chung và số liệu đó có thể được kết hợp lại trong so sánh hải quan một cách dễ dàng. Việc sử dụng các biểu đồ đặc biệt hữu ích khi khối lượng số liệu lớn và độ dốc của các đường tuyến tính chỉ ra dấu hiệu về tỷ lệ thay đổi.

- Phân tích hồi quy: Sử dụng để dự báo về các giao dịch tương lai của doanh nghiệp khi có đủ thông tin phù hợp trong cơ sở dữ liệu hiện tại của Tổng cục Hải quan hoặc để ước tính tác động của một sự thay đổi chính sách nào đó đối với các giao dịch trong tương lai.

- Phân tích tương quan: Tương quan giữa hai biến số chẳng hạn như trị giá hải quan và số thuế đã thanh toán nhằm để xác định mức độ quan hệ trực tiếp giữa chúng. Việc đối chiếu thường được thể hiện dưới dạng một “hệ số” đo sức mạnh của quan hệ tuyến tính giữa các biến số với số 1 là tương quan hoàn hảo. Đây là một công cụ hữu ích đối với hải quan trong hai lĩnh vực về miễn trừ và trốn thuế.

Áp dụng thông quan điện tử

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã khuyến cáo các thành viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động thương mại. Vì vậy, việc áp dụng quy trình thông quan điện tử là rất cần thiết. Để thông quan điện tử sớm được áp dụng, việc tăng cường đầu tư và đổi mới trang thiết bị cho hoạt động này phải được ưu tiên. Sau đó là xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại phù hợp, thực tế nguồn nhân lực cho công tác này.

lâu dài, để việc thông quan điện tử đi đúng hướng, tránh lãng phí nguồn lực cần triển khai một cách bài bản, có sự tư vấn giám sát của chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm. Theo đó, bước đầu tiên phải tiến hành là tái thiết kế lại quy trình thủ tục; hệ thống cơ cấu tổ chức cho phù hợp với quy trình thông quan điện tử với hệ thống thông tin phục vụ quản lý tương đối hoàn thiện dựa trên một hệ thống CNTT hiện đại.

Tuy nhiên, trước mắt hải quan cần tiếp tục cải cách thủ tục nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Để thực hiện được mục tiêu này, cần tham khảo kinh nghiệm thành công về khai báo hàng XNK của hải quan một số nước trong việc giảm thiểu những vướng mắc, giới hạn các đòi hỏi về dữ liệu trong các tờ khai hàng hoá; Giảm số lượng tờ khai hải quan; Giảm thiểu các yêu cầu về dữ liệu và số lượng tài liệu kèm theo (như các hoá đơn thương mại) nhằm phục vụ việc khai báo, tới mức thực sự cần thiết; Chấp nhận khai báo hải quan “phi giấy tờ”.

Mấu chốt của thông quan điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ, quang học, điện từ hoặc các công nghệ tương tự; Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; Tờ khai hải quan điện tử; Chứng từ hải quan điện tử; Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền nhận chứng từ hải quan điện tử; Giao dịch hải quan điện tử...

Trên cơ sở dữ liệu điện tử cho doanh nghiệp khai báo, cơ quan hải quan phải thực hiện việc kiểm tra liên thông trong nội bộ của mình. Các chi cục hải quan dựa theo quy trình QLRR sẽ ra các quyết định phân các lô hàng theo luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng và hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp. Việc khai hải quan điện tử giúp cơ quan hải quan nhanh chóng xác định những lô hàng có dấu hiệu trốn thuế hoặc buôn lậu để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan để ngăn chặn.

Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN

Các sáng kiến chủ yếu trong bối cảnh hội nhập của cộng đồng hải quan là tập trung vào hạ thấp hàng rào thuế quan, thống nhất thị trường vốn và tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại. Cụ thể:

Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) một phần chính trong kế hoạch của các nước ASEAN nhằm xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. ASW là môi trường mà các Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) của các nước thành viên ASEAN hoạt động và kết nối. ASW được xây dựng đảm bảo sự tương thích của các NSW với các chuẩn truyền thông mở quốc tế trong khi vẫn đảm bảo sự trao đổi dữ liệu một cách an toàn và tin cậy của mỗi nước thành viên với bất kỳ các đối tác thương mại. Mục tiêu chính của sáng kiến ASW là nhằm tới thương mại nhất quán, đơn giản hơn, nhanh và minh bạch hơn. Khi triển khai thành công, ASW sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan Chính phủ và cộng đồng thương mại. Việc áp dụng ASW giúp ngành Hải quan tiếp cận các thông tin từ hảỉ quan các nước trong khu vực nhanh hơn, qua đó có thời gian nghiên cứu sâu hơn về các lô hàng sắp tiếp nhận, góp phần nhanh chóng thực thi các biện pháp nghiệp vụ hải quan để chống gian lận thuế và buôn lậu qua biên giới.

Áp dụng các biện pháp chống chuyển giá

Chuyển giá không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà là vấn nạn toàn cầu khi hội nhập kinh tế mở rộng, giao lưu hàng hóa ngày càng trở nên thuận lợi. Ứng phó với tình hình đó, một số nước như: Sri Lanka đã giới thiệu những quy định chuyển giá; Úc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có sự gia tăng trong hoạt động kiểm toán; Cơ quan thuế Singapore cũng đã báo hiệu rằng họ dự định gia tăng sự tuân thủ về chuyển giá và những nỗ lực về kiểm toán... Động thái trên cho thấy, cơ quan thuế khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang được xem như là cơ quan khó khăn nhất trên thế giới. Một báo cáo gần đây cũng đã đặt các quốc gia trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương trong tốp 5 cho các cơ quan thuế khó khăn nhất.

Cục Thuế Nhật Bản (NAT) đã xem xét tình hình chuyển giá theo một hướng khác bằng cách thực hiện rất nhiều các đánh giá kiểm tra về thuế, chủ yếu đều tập trung vào các công ty mẹ ở Nhật. Cụ thể, trong năm 2005, một số các hoạt động của NAT nhằm vào và phát hiện tình trạng chuyển giá của các tập đoàn lớn ở Nhật như: Sony, Takeda, Mazda, Mitsui, Mitsubishi… Cách tiếp cận này được NAT triển khai thực hiện trong bối cảnh lịch sử lâu dài trong công cuộc chống chuyển giá. Cơ quan thuế Nhật Bản đã thực hiện công việc kiểm soát lớn gấp đôi từ năm 2001… Như vậy, hoạt động chuyển giá làm cho nền kinh tế thế giới hàng năm bị thiệt hại nặng. Do đó, việc ban hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi chuyển giá đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của nhiều quốc gia.

Các chi cục hải quan dựa theo quy trình quản lý rủi ro sẽ ra các quyết định phân các lô hàng theo luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp. Việc khai hải quan điện tử giúp cơ quan hải quan nhanh chóng xác định những lô hàng có dấu hiệu trốn thuế hoặc buôn lậu để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan để ngăn chặn.

Áp dụng mô hình VNACC/VCIS trong chống thất thu thuế

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo (gọi tắt là hệ thống VNACCS/VCIS) do Nhật Bản tài trợ cho Hải quan Việt Nam có nhiều điểm mới và thay đổi so với hệ thống thông quan điện tử hiện đang áp dụng như: Chức năng tính thuế tự động được hoàn thiện. Rút ngắn thời gian làm thủ tục bằng cơ chế phân luồng tự động do hệ thống thông quan điện tử được áp dụng ở nhiều khâu (quản lý hàng đi/ đến tại cảng, chỉ tiêu nhập dữ liệu ở VNACCS/ VCIS được tích hợp nhiều hơn các tiêu chí trên vận đơn, bản lược khai vào chỉ tiêu khai báo trên tờ khai); Tăng cường kết nối giữa các bộ, ngành thông qua cơ chế một cửa quốc gia; Lấy thông tin của dữ liệu đã đăng ký để khai báo xuất nhập khẩu, thực hiện đăng ký khai báo trước; Quản lý hàng tạm nhập tái xuất…

Việc vận hành hệ thống VNACCS/VCIS dẫn tới những thay đổi lớn về thủ tục và tổ chức thực hiện nghiệp vụ hải quan: Thay đổi quy trình, thủ tục hải quan; Thay đổi liên quan đến nội dung thuế, thanh toán.

Áp dụng mô hình phân loại và áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất

Tự do hóa thương mại đã làm cho lưu lượng hàng hóa qua biên giới giữa các nước ngày càng gia tăng, quan hệ giao lưu kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếu của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu đó, Hội đồng Hợp tác Hải quan - tiền thân của WCO ngày nay, đã chủ trì xây dựng Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (gọi tắt là Công ước HS), tạo lập cơ sở pháp lý quốc tế cho các quốc gia tham gia Công ước HS trong việc xác định chính xác và thống nhất mặt hàng XNK thông qua việc tuân thủ và áp dụng đúng các nguyên tắc chung quy định về phân loại, áp mã đối với hàng hóa.

Thực tế, do tính đa dạng của hàng hóa tham gia thương mại quốc tế, việc phân loại, áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất đối với doanh nghiệp XNK cũng như với cơ quan quản lý là việc khó, phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về hàng hóa và có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực phân loại, áp mã. Hiện nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều mặt hàng mới với những đặc tính khác nhau; Nhiều mặt hàng đa tác dụng, đa thành phần, phong phú về hình thức, mẫu mã... Do đó, việc hiểu và xác định chính xác tên gọi cũng như bản chất hàng hóa là việc không dễ dàng. Tại các phiên hợp của Ủy ban Hệ thống hài hòa của WCO, vấn đề được các nước thành viên rất quan tâm, thảo luận nhiều, đó là làm sao để đạt được sự phân loại, áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất giữa các bên tham gia thương mại quốc tế.

Song song với việc áp dụng các mô hình hải quan hiện đại trong việc chống thất thu thuế XNK, còn tập trung chủ yếu đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ như: Kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu, thanh tra kiểm tra và thống kê so sánh...

Do vậy, việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hoá; Phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh góp phần thúc đẩy hoạt động XNK, đầu tư, du lịch phát triển là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với hải quan các nước. Cụ thể như, cải tiến quy trình thủ tục theo hướng đơn giản, thuận lợi, tạo chuyển biến căn bản trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan; Xoá bỏ những thủ tục, chế độ kiểm tra, kiểm soát hải quan thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây cản trở trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan hải quan với nhau, giữa cơ quan hải quan với công dân, tổ chức có hoạt động XNK, xuất nhập cảnh.

Đồng thời, cần xây dựng và thực hiện các thủ tục, chế độ kiểm tra giám sát, kiểm soát đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, tạo điều kiện thông thoáng thuận tiện, nhanh chóng; Xây dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh, chính quy. Ngoài ra, ứng dụng nhanh công nghệ mới trong công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan để nhanh chóng hiện đại, bảo đảm thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Phương pháp quản lý hải quan hiện đại chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu

MAI THỊ VÂN ANH

(Tài chính) Thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi cơ quan hải quan phải phát triển hơn nữa, nhanh chóng hiện đại hoá, tự động hoá quản lý hải quan hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất... nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động thương mại.

Xem thêm

Video nổi bật