Giải đáp một số vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư số 62/2012/TT-BTC

PV.

(Tài chính) Thông tư số 62/2012 /TT-BTC của Bộ Tài chính nêu lên quy định thủ tục hải quan đối với xăng, dầu có nguồn gốc mua từ nước ngoài tạm nhập khẩu để sử dụng hoán đổi đối với xăng, dầu mua từ nhà máy lọc dầu Dung Quất tái xuất sang Lào. Trong thời gian qua đã có nhiều cơ quan và doanh nghiệp có vướng mắc về thông tư này.

Ảnh minh họa. Nguồn:Internet
Ảnh minh họa. Nguồn:Internet

Trước đó, Bộ Tài chính nhận được công văn số 9066/DVN-SPD/C ngày 27/11/2012 của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (Số 1-5 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) về việc nêu tại trích yếu.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có văn bản số 1052/BTC-TCHQ ngày 21/01/2013 trả lời Tổng Công ty Dầu Việt Nam. Theo đó, công văn của Bộ Tài chính cho biết:

1. Về sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng:

Khi thực hiện tái xuất theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 62/2012/TT-BTC và thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 62/2012/TT-BTC, Tổng Công ty Dầu Việt Nam nộp 01 bản chụp liên 2 hóa đơn mua xăng dầu từ bản gốc đã lập, giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (hoặc người được giám đốc ủy quyền) ký xác nhận trên bản chụp (xuất trình bản gốc để công chức hải quan đối chiếu khi thực hiện thủ tục hải quan tái xuất xăng dầu và thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định)

2. Về xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vựa hải quan thì việc Tổng Công ty Dầu Việt Nam thực hiện thanh khoản sai thời hạn quy định không thuộc trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính.