Lợi ích của việc giao dịch chứng khoán phái sinh đối với nhà đầu tư

PV.

Dự kiến đầu tháng 6/2017 thị trường chứng khoán phái sinh sẽ chính thức đi vào vận hành. Được coi là thị trường bậc cao nên kỳ vọng có thể sẽ đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, đặc biệt trong việc tạo sức hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vậy lợi ích của việc giao dịch chứng khoán phái sinh đối với nhà đầu tư như thế nào?

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, việc giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Giúp nhà đầu tư phòng hội rủi ro hiệu quả
Đầu tiên, chứng khoán phái sinh là công cụ phòng hộ rủi ro hiệu quả (Hedging). Phòng hộ rủi ro là khi các cá nhân/tổ chức có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động giá của tài sản.
Chẳng hạn, một người nông dân A trồng lúa, sau khi tính toán hết mọi chi phí, anh ta xác định giá bán gạo Nàng Hương sau vụ thu hoạch tháng 10 tối thiểu phải 19.000 đồng/kg thì anh ta mới có lãi.
Tháng 7, anh ta tìm đến một người buôn gạo B, ký với người này một hợp đồng kỳ hạn  “bán 1.000 kg gạo Nàng Hương với giá 19.000 đồng/kg, kỳ hạn tháng 10” để đảm bảo rằng, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng (tháng 10), cho dù giá gạo trên thị trường là bao nhiêu đi nữa thì, người nông dân A vẫn bán được 1.000 kg gạo Nàng Hương với giá 19.000 đồng/kg, và có lời.
Giúp hạn chế chênh lệch tỷ giá 
Tiếp đó, đầu tư chứng khoán phái sinh giúp hạn chế chênh lệch tỷ giá (Arbitraging) khi các cá nhân/tổ chức tham gia mua và bán đồng thời một/nhiều loại chứng khoán phái sinh. Mục đích của nhà đầu tư hạn chế chênh lệch giá là tận dụng sự chênh lệnh giá giữa các chứng khoán phái sinh để thu về lợi nhuận phi rủi ro.

Chẳng hạn, cũng liên quan đến việc kinh doanh gạo, tháng 7, người buôn gạo B ký với người nông dân A hợp đồng kỳ hạn  “mua 1.000 kg gạo Nàng Hương với giá 19.000 đồng/kg, kỳ hạn tháng 10”. Tháng 8, người buôn gạo B tìm được một người buôn gạo C muốn mua gạo Nàng Hương với giá 21.000 đồng/kg, anh ta liền ký hợp đồng kỳ hạn “bán 1.000 kg gạo Nàng Hương với giá 21.000 đồng/kg, kỳ hạn tháng 10”.

Như vậy, người buôn gạo B đã ký 2 hợp đồng: mua 1.000 kg gạo Nàng Hương với giá 19.000 đồng /kg và bán 1.000 kg gạo Nàng Hương với giá 21.000 đồng/kg. Đến tháng 10, nếu giá gạo trên thị trường là 20.000 đồng/kg, anh ta có lời; nếu giá gạo trên thị trường là 22.000 đồng/kg anh ta hạn chế được chênh lệch giá.

Giúp đầu cơ kiếm lợi trên thị trường
Ngoài ra, chứng khoán phái sinh cũng giúp nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu cơ (Speculating) hiệu quả. Theo đó, cách thức này thường sử dụng khi các cá nhân/tổ chức không có ý định giao dịch tài sản cơ sở mà muốn lợi dụng sự biến động về giá của tài sản cơ sở để thu về lợi nhuận ngắn hạn.

Chẳng hạn, sau khi người buôn gạo B ký với người nông dân A hợp đồng kỳ hạn  “mua 1.000 kg gạo Nàng Hương với giá 19.000 đồng/kg, kỳ hạn tháng 10” vào tháng 7, sau đó đến tháng 9, mọi thông tin và dự báo cho thấy gạo Nàng Hương sẽ rót giá, có thể chỉ còn 15.000 đồng/kg. Tại thời điểm giá gạo là 17.000 đồng/kg người buôn gạo B bán hết hợp đồng mua đó, để không phải mua gạo ở giá 19.000 đồng.

Tại thời điểm người buôn gạo B bán ra hợp đồng ở giá 17.000 đồng vào tháng 9, một người đầu tư chứng khoán có nhận định, gạo Nàng Hương xuống giá chỉ là tạm thời, giá gạo Nàng Hương sẽ lên, có thể là 22.000 đồng/kg vào tháng 10, anh ta có một quyết định đầu cơ, mua vào hợp đồng đó ở giá 17.000 đồng/kg.

Sau đó, như dự đoán, gạo Nàng Hương lên giá, tại thời điểm gạo có giá 22.000 đồng anh ta bán ra, kết thúc cuộc đầu tư, thu về 5 triệu đồng tiền lãi, cụ thể (22.000 đồng -17.000 đồng) x 1.000 kg).

Cũng có thể thị trường không như dự đoán, gạo Nàng Hương tiếp tục rớt giá, tại thời điểm gạo có giá 15.000đ, anh ta phải bán ra, lỗ 2 triệu đồng ((17.000 đồng –15.000 đồng) x 1.000kg).