Lực đẩy cho chứng khoán phái sinh

PV.

Phát triển chứng khoán phái sinh là yêu cầu tất yếu của việc đa dạng sản phẩm trên thị trường chứng khoán, thu hút mạnh mẽ dòng vốn ngoại. Dự kiến thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam sẽ ra đời trong quý II/2017, là sự kiện được nhà đầu đón chờ từ lâu…

Thị trường chứng khoán phái sinh có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhờ việc sử dụng tỷ lệ ký quỹ đảm bảo tại mức từ 5-15%
Thị trường chứng khoán phái sinh có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhờ việc sử dụng tỷ lệ ký quỹ đảm bảo tại mức từ 5-15%

Là một thị trường hoàn toàn mới đối với Việt Nam, để đưa thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh vào vận hành, một khối lượng công việc rất lớn được đặt ra.

Đặc biệt, đây là thị trường đi sau, yêu cầu rất quan trọng đặt ra đối với tổ chức vận hành TTCK phái sinh tại Việt Nam là không lặp lại những bài học thất bại trong quản lý TTCK phái sinh đã từng xảy ra ở các nước.

Đồng thời, hạn chế việc tự phát hình thành thị trường và giao dịch các sản phẩm phái sinh OTC theo thỏa thuận dân sự, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật chuyên ngành.

Từ nhiều năm qua, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan đã triển khai rất nhiều công việc tạo nền tảng và hàng lang cho việc vận hành TTCK phái sinh.

Bên cạnh việc đưa ra các quy định về chứng khoán phái sinh lại Luật chứng khoán, từ năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị TTCK phái sinh; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP…

Cùng với đó là các quy định, hướng dẫn liên quan đến kinh doanh chứng phái sinh, môi giới chứng koán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn chứng khoán phái sinh, đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh…

Qua đó, các công ty chứng khoán, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà đầu tư tham gia đầu tư chứng khoán phái nắm rõ được các quy định, nguyên tắc và điều kiện cần thiết khi tham gia vào thị trường này.

Có thể nói, việc hoàn thiện hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết cho sản phẩm chứng khoán phái sinh vận hành được đánh giá là bước ngoặt lớn, hết sức quan trọng, khi chính thức triển khai sẽ giúp thị trường có sản phẩm đa dạng hơn, thu hút dòng vốn nước ngoài.

Đây cũng là một bước tiến nhằm thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi, vì vậy nó được các thành viên thị trường rất kỳ vọng và đón chờ.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi Thông tư 11/2016/TT-BTC theo hướng nới lỏng quy định mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư , các quy chế hoạt động nghiệp vụ đã được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng là bước hoàn thiện để chứng khoán phái sinh chính thức ra mắt.

Thị trường đã gần như sẵn sàng để chính thức đi vào hoạt động. Các công ty chứng khoán cũng đang gấp rút hoàn thiện hệ thống để chờ đón thị trường.

Theo đánh giá của các chuyên gia, TTCK phái sinh vận hành sẽ tăng thêm hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư, là công cụ phòng ngừa rủi ro, gia tăng thanh khoản cho danh mục mà nhà dầu tư đang nắm giữ. Đặc biệt, có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhờ việc sử dụng tỷ lệ ký quỹ đảm bảo tại mức từ 5-15%.

Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, TTCK phái sinh là thị trường rất mới và rất khó với các nhà đầu tư trong nước, vì vậy đòi hỏi các nhà đầu tư phải nắm thật chắc các kiến thức, quy chế hoạt động của thị trường mới có thể tham gia.

Do đó, công tác truyền tải kiến thức về thị trường đến với nhà đầu tư đang là bước quan trọng nhất các công ty chứng khoán đặt ra trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cần có cơ chế quản lý rủi ro nhằm bảo vệ nhà đầu tư, thị trường vận hành công bằng, hiệu quả, minh bạch và giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Bảo vệ nhà đầu tư bằng cách quản lý tách bạch tiền và chứng khoán, không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán thành viên, giao dịch tự doanh tách bạch với giao dịch khách hàng, yêu cầu trình độ, đạo đức hành nghề của nhân viên, giảm thiểu khả năng đổ vỡ như yêu cầu về an toàn vốn, ký quỹ, chứng chỉ quỹ.