Những thông điệp từ giá vàng

Theo Báo Nhân Dân

Trong suốt "chiều dài lịch sử" của mình, vàng thường tăng giá một chiều hoặc nằm ngang, ít khi đi xuống. Tuy nhiên, với những diễn biến như thời gian vừa qua và cả hiện nay, có nhiều khả năng giá vàng trong nước sẽ tiếp tục theo sát diễn biến giá vàng thế giới, và khó có sự đảo chiều đi ngược hoặc nếu có chỉ là sự điều chỉnh nhất thời, ngắn hạn.

Những thông điệp từ giá vàng

Tăng tốc độ và sức mua không ổn định

Giá vàng trong nước thời gian qua có sự điều chỉnh tăng phù hợp với động thái mang tính quy luật của giá vàng thế giới. Trên thực tế, giá vàng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng vọt lên tới ngưỡng chung quanh mức hơn 47 triệu đồng/lượng - mức giá cao nhất của thị trường trong hơn sáu tháng qua. Mức tăng nhanh bất thường này được thấy rõ qua các con số: Nếu như mức giá vàng thế giới sáng thứ năm (23-8) chỉ tăng khoảng 1% so với giá hôm trước (22-8), thì giá vàng trong nước cùng thời điểm so sánh đã tăng tới 2,2%. Quy ra tiền VNÐ theo tỷ giá ngân hàng và cộng các chi phí dập đúc liên quan, giá vàng quốc tế sáng thứ năm khoảng 41,8 triệu đồng, tức rẻ hơn giá trong nước 2,8 triệu đồng một lượng. Việc tăng nhanh hơn từ 2-3 lần mức tăng giá thế giới này đã khiến giãn cách giữa giá vàng

Những ngày giữa tháng 9, sức mua trên thị trường vàng trong nước dịu xuống và người bán đã nhiều hơn người mua, cho thấy lòng tin thị trường đã trở lại và kỳ vọng giảm giá vàng cùng với xu hướng hồi phục kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian tới đã đậm nét hơn...
trong nước so với giá vàng thế giới nới rộng từ mức 1,8 triệu đồng/lượng, lên lần lượt và liên tục là hai triệu đồng/lượng, rồi 2,4 triệu đồng/lượng vào chiều thứ tư và tới 2,8 triệu đồng/lượng vào trưa thứ năm như nêu trên - tức gấp tới hơn bảy lần mức tối đa 400.000 đồng như cam kết bảo đảm giữ về chênh lệch giá vàng trong nước với quốc tế...

Ðiều đáng lưu ý, sức mua vàng trên thị truờng trong những ngày qua không đều, và có xu hướng nóng - lạnh khó đoán định, nhưng không quá sốc, không biến động nhiều lần trong ngày; chủ yếu nóng theo thời điểm ngay sau khi có mức tăng giá thế giới, cũng như có sự liên hệ về thời điểm việc nóng lên thị trường vàng thế giới với động thái gia tăng rút tiền ở một số ngân hàng và với chiều đi xuống ngược lại của thị truờng chứng khoán... Tuy nhiên, trong những ngày giữa tháng 9, sức mua trên thị trường vàng trong nước dịu xuống và người bán đã nhiều hơn người mua, cho thấy lòng tin thị trường đã trở lại và kỳ vọng giảm giá vàng cùng với xu hướng hồi phục kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian tới đã đậm nét hơn...

Vàng tăng do can thiệp quốc tế

Trong thời gian gần đây, có thể nhận thấy việc tăng nóng giá vàng có một số điểm đáng chú ý đó là đợt tăng giá vàng thế giới trong tháng 8 và 9-2012 là hệ quả trực tiếp từ các can thiệp quốc tế nhằm đối phó với khủng hoảng nợ công và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhất là từ tổ hợp liên tiếp ba cú sốc mang tính đột phá chính sách tài chính - tín dụng chưa từng có từ châu Âu và Mỹ, với sự ủng hộ của OECD và IMF đã chính thức khởi động mạnh mẽ sự chuyển hướng toàn cầu từ ưu tiên thắt chặt, sang xu hướng nới lỏng để kích thích tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, cùng thời gian này các ngân hàng trung ương ở Anh, Bra-xin, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng liên tiếp tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp và triển khai các gói hỗ trợ quy mô lớn để kích thích kinh tế mỗi nước trước sức ép suy giảm đang đè nặng lên mỗi nước...

Sự cộng hưởng liên tiếp những động thái chính sách kể trên, bên cạnh thổi bùng ngọn lửa hy vọng trên thị trường chứng khoán và đầu tư quốc tế, thì cũng lập tức kéo theo các quan ngại về lạm phát và đã khiến giá vàng thế giới tăng liên tục, đỉnh điểm đạt mức hơn 1.777 USD/ounce, sau suốt nửa đầu năm 2012 tương đối bình lặng (sáng 15-9, giá vàng giao ngay trên Kitco ổn định ở 1.770,5 USD/oz, tăng 3,3 USD so với chốt phiên trước đó. Mức đỉnh trong phiên đạt 1.777,51 USD/oz, cao nhất kể từ ngày 29-2)...

Chính sách đồng bộ và hài hòa

Thực tế cho thấy, các nhân tố kinh tế và chính trị quốc tế đã làm giá vàng thế giới biến đổi khôn lường và tác động mạnh vào Việt Nam qua đủ các kênh đa dạng, chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, nhìn toàn cục, hiện tại giá vàng dù có sự bất hợp lý về tốc độ và giãn cách giữa giá trong nước với nước ngoài, song cơ bản là phù hợp với động thái giá thế giới; không có cảnh điều chỉnh giá liên tục tới vài chục lần/ngày, hay chen mua và khan hiếm cung giả tạo trên thị truờng vàng như trước đây. Việc NHNN cam kết bảo đảm khả năng thanh khoản cho các ngân hàng qua việc cung ứng hàng chục nghìn tỷ đồng đáp ứng nhu cầu rút tiền của nguời dân đã góp phần làm dịu sức nóng thị truờng tiền tệ và ngoại hối.

Ðiều cần nhấn mạnh rằng, một mặt Nhà nước có đủ năng lực và luôn nhất quán mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm sự ổn định thị truờng tài chính nói riêng, đời sống kinh tế vĩ mô nói chung. Người dân không nên mất lòng tin, cảm tính đám đông tạo ra những hệ quả không đáng có và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bản thân và xã hội. Ngoài ra, các can thiệp hành chính Nhà nước cần bảo đảm sự đồng bộ và hài hòa, phục vụ tốt mục tiêu góp phần ổn định nhanh chóng các động thái thị trường, nhất là giải tỏa các yếu tố tâm lý; gia tăng sự liên thông thị trường của vàng trong nước với vàng quốc tế, giảm thiểu sự cách biệt giá trong nước và quốc tế, cũng như sự khan hiếm vàng giả tạo, các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, tâm lý găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá trong tương lai...

Nhà nước có đủ năng lực và luôn nhất quán mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm sự ổn định thị trường tài chính nói riêng, đời sống kinh tế vĩ mô nói chung. Người dân không nên mất lòng tin, cảm tính đám đông tạo ra những hệ quả không đáng có và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bản thân và xã hội.

Về tổng thể và trung hạn, giá vàng sẽ tiếp tục có những động thái bất thường, không loại trừ sự gia tăng và sụt giảm nhanh với những biên độ lớn và giật cục. Những nguyên nhân cội rễ lớn nhất và trực tiếp của sự biến động này chính là những toan tính, chính sách và hành động có chủ đích nhằm thao túng thị trường và tạo sức ép có lợi trong thương mại và thương lượng chính trị quốc tế của một số nước lớn, các quỹ đầu cơ vàng và cả là hệ quả của cuộc chiến tiền tệ, cũng như sự thiếu lành mạnh tài chính - ngân hàng tiềm tàng trong nhiều nước trên thế giới. Ðặc biệt, yếu tố tâm lý và sự nhạy cảm giá vàng tùy thuộc tỷ lệ thuận với độ "đóng cửa", thiếu liên thông trực tiếp, nhanh nhạy và thiếu minh bạch thông tin trên thị trường vàng trong nước. Vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường vàng cần thiết phải bảo đảm dòng chảy tự nhiên của vàng giữa thị trường trong nước và quốc tế theo các nguyên tắc thị trường, đồng thời, tăng cường quản lý các hiện tượng buôn lậu, đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt và những hiện tượng lạm dụng để  trục lợi vì lợi ích nhóm, cục bộ, cá nhân.