Sự lo ngại về diễn biến của Covid-19 là rào cản của các nhà đầu tư

Theo Linh Anh/Tổ Quốc

Theo kết quả thăm dò của UBS Global Wealth Management, phần lớn các nhà đầu tưu giàu có nhất thế giới đang chờ đợi một cú sập mới của thị trường trước khi mua lại vì lo ngại những tác động của đại dịch với kinh tế toàn cầu.

Những người giàu nhất thế giới đang chờ cú sập mới của thị trường trước khi xuống tiền.
Những người giàu nhất thế giới đang chờ cú sập mới của thị trường trước khi xuống tiền.

Đây là kết quả cuộc khảo sát của UBS được tiến hành với 2.928 nhà đầu tư và 1.180 chủ doanh nghiệp trong giai đoạn từ ngày 1-20/4. Những người nằm trong diện được khải sát là các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp có tài sản đầu tư 1 triệu USD trở lên. Theo đó, 61% muốn thấy cổ phiếu giảm thêm từ 5-20% trước khi xuống tiền để mua. Trong khi đó, có 23% nói rằng hiện tại chính là thời điểm tốt nhất để làm điều đó. 16% nói rằng giờ không phải lúc để tăng tỷ trọng cổ phiếu vì đang là thị trường gấu.

Các cá nhân giàu có đang tỏ ra thận trọng cao khi 60% nói rằng suy thoái kinh tế toàn cầu rất có thể sẽ xảy ra trong 12 tháng tới. Đây là kết quả thăm dò của UBS trong tháng 4 này. Tuy nhiên, những người này đều chia sẻ quan điểm tích cực về triển vọng dài hạn của thị trường.

Loạt biện pháp phong tỏa nhằm mục đích kiểm soát virus lây lan trên toàn thế giới đang khiến các doanh nghiệp đóng cửa, kéo tụt nhu cầu và làm tăng đáng kể khả năng suy thoái trong năm nay. Trong khi cổ phiếu đã tăng 20% so với mức thấp của tháng 3, chúng vẫn đang dược duy trì ở mức cao của năm 2002.

Phòng thủ đang là tâm lý chung. Một cuộc khảo sát của Bank of America cho thấy lượng tiền mặt đang nhiều chưa từng có kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9.

Lượng nắm giữ tiền mặt đang cao đột biến.  
Lượng nắm giữ tiền mặt đang cao đột biến.  

Trong khi đó, số nhà đầu tư tỏ ra lạc quan về nền kinh tế Mỹ đã giảm xuống 30%. Giai đoạn đầu tháng 1, con số này là 68%. Để so sánh, khoảng 55% các nhà đầu tư châu Á có triển vọng lạc quan. Triển vọng tích cực cho giai đoạn 6 tháng của chứng khoán Mỹ cũng đang giảm mạnh hơn tất cả các khu vực khác.

"Sự lạc quan của các nhà đầu tư ngắn hạn trên toàn cầu đã giảm đáng kể. Nó dường như trùng khớp với diễn biến dịch bệnh. Tại châu Á, nơi cuộc khủng hoảng Covid-19 khởi phát và đang được kiểm soát hơn so với ở châu Âu và Mỹ, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan hơn. Ngược lại, sự lạc quan tụt xuống thấp ở Mỹ, ổ dịch Covid-19 lớn nhất toàn cầu", Paula Polito, lãnh đạo cấp cao của UBS Global Wealth Management, chia sẻ.

Gần một nửa số người tham gia thăm dò cho biết họ điều chỉnh lượng cổ phiếu nắm giữ. 37% cho biết họ có kế hoạch đầu tư nhiều hơn trong khi 16% giảm mạnh lượng cổ phần.