Mẹo chi tiêu để ung dung có tiền dư cuối tháng với thu nhập 13 triệu
(Taichinh) - Vì áp dụng triệt để một số mẹo chi tiêu bất di bất dịch nên hàng tháng dù thu nhập của vợ chồng chỉ hơn 13 triệu, lại thuê nhà, nhưng bà mẹ 1 con này vẫn ung dung có tiền dư cuối tháng.
Đó chính là mẹo chi tiêuđầy khoa học của chị Nguyễn Thị Hải, 30 tuổi. Hiện vợ chồng chị đang sống cùng con gái nhỏ 5 tuổi tại một căn nhà thuê trọ ở khu đền Lừ, Hà Nội.
Kế hoạch chi tiêu 11 triệu/tháng
Từ ngày cưới nhau, nhất là khi có con nhỏ, biết chi tiêu hàng ngày tốn kém nên chị Hải vẫn luôn vạch kế hoạch chi tiêu thật cụ thể để không phải chạy đôn chạy đáo vay tiền. Chị bảo: “Bố mẹ và các anh chị em của 2 vợ chồng đều ở quê, ở Hà Nội chỉ có một mình vợ chồng mình. Do đó, khi thiếu tiền đi vay bạn bè hay đồng nghiệp mình ngại lắm. Bởi thế, mình luôn phải áp dụng nhiều mẹo chi tiêu và vạch kế hoạch chi tiêu rõ ràng để cuối tháng vẫn sống tốt”.
Theo bà mẹ 1 con này cho biết, mỗi tháng lương may rèm cho một cửa hàng tư nhân gần nhà của chị chỉ được 4,3 triệu đồng. Còn chồng chị làm công nhân cho một xưởng in, công việc khá nặng nhọc nhưng cũng chỉ được 9 triệu đồng. Đó là chưa kể những hôm đau ốm phải nghỉ ở nhà hoặc nhà có việc thì lương tháng đó cũng bị “thâm hụt”. Song nói chung tổng lương tháng của 2 vợ chồng nhà chị Hải được tất thảy 13,5 triệu đồng nếu cả hai đi làm đủ.
Từ ngày cưới nhau, nhất là khi có con nhỏ, biết chi tiêu hàng ngày tốn kém nên chị Hải vẫn luôn vạch kế hoạch chi tiêu thật cụ thể để không phải chạy đôn chạy đáo vay tiền (Ảnh minh họa)
Hàng tháng, chị Hải vạch kế hoạch chi tiêu rõ ràng như sau:
- Tiền thuê nhà: 2 triệu
Do vợ chồng chị Hải thuê nhà trong ngõ sâu nên giá tiền nhà khá rẻ hơn so với bình thường khoảng từ 500 đến 1 triệu đồng.
- Tiền bé 5 tuổi đi mẫu giáo công: 1,2 triệu
- Tiền ăn, hoa quả, sữa chua: 130 ngàn đồng/ngày x 30 = 3,9 triệu
Để bữa ăn gia đình cho 3 người vẫn đầy đủ chất vào bữa sáng và tối hoặc cuối tuần, chị Hải thường hay đi chợ đầu mối sớm và mua để sẵn tủ lạnh. Riêng gạo chị không phải mua vì mẹ chồng chị hay gửi lên cho.
- Tiền sữa tươi cho con: 660 ngàn đồng
Do hàng ngày bé chỉ uống sữa tươi của nội bên chị mua sữa tươi cho con. 1 thùng sữa tươi 48 hộp này có giá 330 ngàn đồng. 1 tháng con chị uống hết 2 thùng sữa tươi.
- Tiền điện: 300 ngàn
Hàng ngày vợ chồng anh chị đi làm cả ngày nên hầu như sáng và tối mới về. Cộng thêm 2 ngày cuối tuần nên mỗi tháng nhà chị mất khoảng chừng ấy tiền điện. Về mùa hè do dùng điều hòa buổi tối đi ngủ nên có thể sẽ tăng thêm 200 ngàn đồng tiền điện nữa.
- Ga: 170 ngàn (Nhà chị dùng hơn 2 tháng mới hết 1 bình ga)
- Tiền nước: 100 ngàn đồng
- Điện thoại 2 vợ chồng: 300 ngàn đồng
- Mắm muối, bột giặt linh tinh: 400 ngàn đồng
- Cỗ bàn: 1 triệu
- Mua sắm quần áo cho con, cho bố mẹ: 1 triệu
- Xăng xe: 300 ngàn đồng (Anh chị đều làm gần nhà, về nhà hầu như không đi ra ngoài, quê ở xa nên cũng không hay về quê)
Tổng chi: 11.336.000 đồng/tháng
Tiền dư ra mỗi tháng: 2.110.000 đồng/tháng
Với số tiền dư ra mỗi tháng này chị thường để phòng lúc vợ chồng hay con cái ốm đau. Hoặc khi có việc cần phải dùng đến mà không phải chạy đôn đáo vay mượn.
6 mẹo chi tiêu để vẫn có tiền tiêu ung dung cuối tháng của 1 phụ nữ 30 tuổi
Khi chia sẻ về kế hoạch chi tiêu này, chị Hải tâm sự: “Trước đây khi chưa có gia đình hoặc mới lấy chồng nhưng chưa có con, mình cũng thường xuyên rơi vào trạng thái thiếu tiền và đi vay cuối tháng. Nhưng từ ngày được chị gái mình chia sẻ các chi tiêu và các mẹo chi tiêu, mình áp dụng và thấy khá tự tin với cách chi tiêu của mình. Trong khi mọi người cứ giữa tháng kêu hết tiền, hay trợn tròn mắt vì phát hiện tiền đi đâu hết thì cuối tháng mình vẫn khỏe re, ung dung vì lúc nào cũng còn tiền. Thậm chí nhà có việc đột xuất mình vẫn có khả năng tài chính dù đang ở giữa tháng, cuối tháng”.
Có 1 sốmẹo chi tiêuchị Hải thường áp dụng thêm để mỗi cuối tháng vẫn ung dung (Ảnh minh họa)
Cụ thể, 1 số cách tiết kiệm chi tiêuchị Hải thường áp dụng thêm để mỗi cuối tháng vẫn ung dung:
- Cuối tháng khi vợ chồng vừa lĩnh lương xong, chị Hải sẽ tính toán ngay các khoản cố định cần chi. Sau đó chị nhét vào 1 phòng bì, để vào tủ. Những khoản cố định này bao gồm tiền học cho con, tiền điện nước, tiền sữa, tiền ăn… Bởi những khoản này hầu như tháng nào cũng cố định, ít xê dịch nhiều. Làm như vậy, nếu có lỡ mua sắm quá tay thì vẫn còn những khoản này. Hoặc khi tiền bị thâm hụt, bạn sẽ biết được rõ là do khoản nào.
- Mỗi khi lấy lương xong, nhét luôn một số tiền 500 ngàn ra ngay và luôn để bỏ vào lợn đất không lôi ra chi tiêu được.
- Luôn nấu cơm nhà và thường xuyên mang cơm đi làm để vừa ăn không ngán vừa tiết kiệm tiền ăn đáng kể hàng tháng.
- Đừng lúc nào cũng mang theo ví có nhiều tiền hay thẻ tín dụng lúc đi mua sắm. Lên danh sách chi tiết những thứ cần mua nếu phải đi chợ, đi siêu thị. Cố gắng tránh mua những thứ ngoài danh sách.
- Nếu muốn ăn tươi cuối tuần, thay vì đi nhà hàng, chị Hải luôn tự nấu ở nhà vừa ngon vừa rẻ.
- Khi nạp điện thoại, mua quần áo cho cả nhà, mua đồ dùng gia đình, cá nhân chị Hải có thói quen săn hàng khuyến mãi để mua được hàng giá rẻ nhất.