Agribank trong kỷ nguyên công nghệ số

Theo Thái Hằng/Tạp chí Tài chính Kỳ 2 tháng 8/2019.

Lấy tâm điểm “Phát triển sản phẩm dịch vụ và kênh thanh toán hiện đại” làm định hướng cho phát triển bền vững, thời gian qua, Agirbank đã luôn chủ động nâng cấp, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ; đồng thời, dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.

Thẻ Agribank đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Thẻ Agribank đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

Tạo sức hút riêng cho từng sản phẩm, dịch vụ

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức đơn giản và tiện dụng nhất trong mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Nhận thấy lợi ích này, thời gian qua, triển khai chỉ đạo của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước, Agribank đã tập trung đầu tư nâng cấp, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.

Đến nay, toàn hệ thống Agribank đã cung ứng ra thị trường hơn 200 sản phẩm dịch vụ, được sắp xếp theo các nhóm cụ thể sau: Huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thẻ, treasury, ngân quỹ, quản lý tiền tệ, dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking)…

Trong số đó, dịch vụ E-Banking của Agribank được ghi nhận là có sức hút đối với khách hàng bởi những tiện ích mà loại hình dịch vụ này mang lại, đó là khách hàng có thể kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch; Tiết kiệm thời gian, chi phí, giao dịch nhanh gọn và thuận tiện.

Báo cáo năm 2018 của Agribank cho thấy, đã có 7,4 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ E-Banking; doanh thu từ dịch vụ này đạt 390 tỷ đồng, chiếm 7% tổng doanh thu dịch vụ toàn hệ thống, tăng 271,4% so với năm 2013.

Phát triển kênh thanh toán hiện đại - Hướng đi bền vững của Agribank

Cùng với việc chủ động đầu tư nâng cấp, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, Agribank còn lắp đặt, trang bị thêm 2.883 máy ATM và 20.781 thiết bị POS trên toàn hệ thống; phân bổ trên khắp các địa bàn từ miền ngược đến miền xuôi, từ vùng sâu vùng xa cho tới hải đảo.

Không chỉ vậy, Agribank còn kịp thời lắp đặt thiết bị chống sao chép dữ liệu anti-skimming tại 100% các máy ATM, tạo sự yên tâm hoàn toàn cho khách hàng khi giao dịch. Với tiện ích trên, sản phẩm dịch vụ thẻ của Agribank đã chinh phục đa số khách hàng.

Số lượng phát hành thẻ của Agribank tăng mạnh cho thấy rõ hơn về sự tăng trưởng này, năm 2015 đạt 2,19 triệu thẻ; năm 2018 đạt 2,92 triệu thẻ; Doanh số thanh toán đạt 511.000 tỷ đồng/năm và doanh số sử dụng thẻ đạt 416.000 tỷ đồng/năm. Thu dịch vụ thẻ năm 2018 cũng đạt 1.183 tỷ đồng, nguồn tiền gửi không kỳ hạn qua thẻ đạt trên 33.000 tỷ đồng…

Đến nay, toàn hệ thống Agribank đã cung ứng ra thị trường hơn 200 sản phẩm dịch vụ, được sắp xếp theo các nhóm cụ thể sau: Huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thẻ, treasury, ngân quỹ, quản lý tiền tệ, dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking)… Trong số đó, dịch vụ E-Banking của Agribank được ghi nhận là có sức hút đối với khách hàng bởi những tiện ích mà loại hình dịch vụ này mang lại.

Đặc biệt, Agribank còn triển khai, lắp đặt và đưa vào hoạt động 46 máy CDM trên toàn hệ thống. Ngoài những tiện ích thông thường như máy ATM (rút tiền, chuyển khoản, vấn tin số dư, thanh toán hóa đơn…) còn có thêm tiện ích vượt trội như: gửi tiền trực tuyến vào tài khoản 24/7 và mở tài khoản tiền gửi trực tuyến (gửi tiền tiết kiệm). Các tính năng của máy CDM không khó thao tác ngay cả với khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ…

Nhờ đó, Agribank liên tục giữ vững vị thế trong Top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ thời gian gần đây.

Tuy nhiên, theo đại diện của Agribank thì phương thức thanh toán trực tuyến ở Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng, giao dịch không dùng tiền mặt trong tổng số giao dịch mới chỉ đạt mức trên 5%; Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam chỉ 30,8%, hầu hết người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, khi có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần chỉ là rút tiền tại máy ATM và chỉ có 10% còn lại là dùng để thanh toán qua POS…

Chính vì vậy, việc chủ động tuyên truyền các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công như thuế, điện nước, học phí… theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Agribank trong giai đoạn 2016-2020.

Việc làm trên là một trong những minh chứng hiện hữu cho thấy, Agribank đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0, góp phần tích cực cùng ngành Ngân hàng hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt tại Việt Nam.