Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng mạnh trên kênh số

Hải Trà

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi mọi khía cạnh đời sống. Không nằm ngoài xu thế chung, thói quen thanh toán không tiền mặt sẽ là xu hướng mới trong xã hội. Thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số.

Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số. Ảnh Đỗ Doãn
Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số. Ảnh Đỗ Doãn

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy số liệu tăng trưởng, cụ thể, thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm, 90% về số lượng và 150% về giá trị, nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch thực hiện trên kênh số. Chỉ từ tháng 3/2021 đến nay, đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến theo phương thức mới eKYC trong số hơn 100 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam.

Trong thực tế, thanh toán tiền mặt ngày càng giảm tại Việt Nam từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra và sẽ còn tiếp tục giảm nhiều hơn nữa trong tương lai. Tại Việt Nam, trong vòng từ 5 - 9 năm tới có thể trở thành một xã hội "không tiền mặt" khi hầu hết người tiêu dùng đều thanh đổi thói quen thanh toán.

Các chuyên gia của Tổ chức Visa cho biết, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế nhanh hơn khi có tới khoảng 78% người tiêu dùng này khi được hỏi cho biết sẽ tiếp tục sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số kể cả khi đại dịch kết thúc và duy trì thành thói quen lâu dài. Ở một góc độ khác, số lượng giao dịch tiền mặt của người tiêu dùng trung bình cũng đã giảm đáng kể so với trước thời điểm dịch COVID-19 và được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục giảm trong tương lai.

Tại hội thảo “Tiến tới quốc gia không tiền mặt”  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1813 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2015. Đề án đặt mục tiêu đưa thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị, từng bước phát triển ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ thanh toán... với các chỉ tiêu cụ thể như: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch;…

Cũng tổ chức này, việc người tiêu dùng chuyển đổi hình thức thanh toán sang không tiền mặt được nhìn nhận sẽ mang lại nhiều lợi ích. Thực tế là đến nay, các ứng dụng Mobile Banking, ví điện tử, mã QR Code cũng như việc tạo lập, mở rộng hệ sinh thái số của các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán đã khiến người dân thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm, giao dịch hàng ngày.

Trên ứng dụng Mobile banking, ví điện tử và tạo lập hệ sinh thái số của các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Nam A bank, Agribank, MB, VIB, LienVietPostBank, HDBank,VP Bank,TPBank, MSB, ABBANK... Các trung gian thanh toán ví điện tử như Momo, Zalo Pay, Vimo, VTC pay, VnMart, 123pay, AirPay, VCBPay, ViettelPay, Moca đã giúp người dân không chỉ đơn thuần chuyển tiền, vấn tin mà giờ đây thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp lẫn trực tuyến như thanh toán học phí, viện phí, đi chợ/siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe...

Rõ ràng, sự thay đổi về hành vi này đã cho thấy hướng chuyển động tích cực về chuyển đổi số, thanh toán số, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu mới, cao hơn về định hướng phát triển, giải pháp phù hợp. Thực tế đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sao cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng tiếp cận được dịch vụ...

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước mắt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ nghị định thay thế các quy định cũ về thanh toán không dùng tiền mặt, về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng…

Kế đến là ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật thanh toán (mã QR code, thẻ Chíp nội địa,..) tạo thuận lợi cho kết nối thanh toán liên thông, giảm chi phí chấp nhận thanh toán; Trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều điểm mới nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý chắc chắn, đầy đủ, rõ ràng, qua đó tạo thuận lợi hơn nữa cho thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán tích cực nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối với các dịch vụ khác trong nền kinh tế thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng... Nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng, tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, đem lại lợi ích lớn và giá trị thiết thực cho khách hàng.

Ở mức độ toàn ngành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán được chú trọng đầu tư, nâng cấp hoạt động thông suốt, an toàn đảm bảo sự kết nối liên thông giữa các ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán điện tử của người dân, DN trong nền kinh tế.