Bất cập trong quản lý tài sản công cấp cơ sở

Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững đòi hỏi phải phát huy cao độ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, trong đó tài sản công là nguồn lực to lớn và đầy tiềm năng. Hệ thống hành chính được thiết kế 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Chính quyền cấp cơ sở là cầu nối giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã, đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước, triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ở xã.

Thực trạng về công tác quản lý tài chính, tài sản trong hoạt động của chính quyền cấp xã những năm qua còn nhiều bất cập, khó khăn và hạn chế. Nguyên nhân của những bất cập trong hoạt động của chính quyền cấp xã có thể khái quát ở các điểm sau đây:

Một là, chưa có sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát thống nhất, thường xuyên của cấp quản lý trực tiếp (Phòng tài chính - kếhoạch cấp huyện) đối với cấp cơ sở trong lĩnh vực quản lýtài chính nói chung và lĩnh vực quản lý tài sản công nói riêng.

Hai là, đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay rất đông nhưng lại không mạnh. Phần lớn cán bộ ở cơ sở chỉ được đào tạo cơ bản về chính trị, ít được đào tạo về nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. Cán bộ xã khá lúng túng trong triển khai hoạt động, thụ động, giải quyết công việc kém hiệu quả, nhiều khi không đúng luật pháp. Mặt khác, vẫn còn tình trạng giải quyết công việc tùy tiện, tham nhũng nhất là trong lĩnh vực đất đai, tình trạng mất đoàn kết nhiều nơi còn kéo dài, có khi gay gắt;

Ba là, đội ngũcán bộ lãnh đạo cấp chính quyền cơ sở chưa quan tâm đến nguyên tắc quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế để thực hiện quản lý, chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

Bốn là, do kế toán đơn vị chưa nghiên cứu kỹ hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn hiện hành dẫn đến chưa tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành công tác quản lý tài sản công từ khâu lập mua sắm, quản lý, sửdụng, chấp hành chế độ báo cáo.

Giải pháp khắc phục

Thực trạng trên chứng tỏ chất lượng công tác quản lý tài sản tại các đơn vị cởsởcòn nhiều bất cập, vì vậy, rất cần có các giải pháp định hướng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản của cấp chính quyền cơ sở góp phần đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và đưa công tác quản lý tài chính tài sản chung của ngành đi vào hoạt động có nền nếp, phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, chống lãng phí. Các giải pháp đó có thể khái quát như sau:

Triển khai các văn bản và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài sản

Trên cơ sở các Luật Kế toán, Luật Ngân sách, Luật về Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; các nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh.. và từ thực tiễn nhiệm vụ được giao Sở Tài chính cấp tỉnh xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị:

Thứ nhất, triển khai cho tất cả các đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán đơn vị cơ sởtrực thuộc việc thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hướng dẫn thực hiện các bước theo quy trình, trình tự mua sắm, thanh lý, ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định...;

Thứ hai, kiểm kê, kê khai tài sản để nắm bắt được tình hình thực tế của tài sản xem còn hay mất;

Thứ ba, hướng dẫn các đơn vị chính quyền cơ sởcăn cứ các số liệu trên sổ kế toán và hồ sơ của tài sản cố định để xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định làm cơ sở lập danh mục tài sản cố định theo tiêu chuẩn mới, tiếp tục theo dõi, quản lý, sử dụng các tài sản cố định này theo các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ kế theo đúng như quy định;

Thứ tư, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công (Công khai cả dự toán, hình thức mua, giá trị mua...); không chỉ được tiến hành theo định kỳ mà phải làm thường xuyên tránh trường hợp lãng phí, gây thất thoát.

Đối với các đơn vị chnh quyền cơ sở

Một là, khẩn trương ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Việc ban hành Quy chế này không những góp phần phân định rõ quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân đối với từng khâu, từng việc trong quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước mà còn là cơ sở để xác định mức độ vi phạm của từng cá nhân trong đơn vị khi xảy ra sai phạm, từ đó xác định mức nộp phạt và khắc phục hậu quả của từng cá nhân.

Hai là, thực hiện đúng trình tự mua sắm, thanh lý, ghi tăng, ghi giảm tài sản cố định;

Ba là, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; hiện đại hóa công tác quản lý công sản qua phần mềm kế toán;

Bốn là, hàng năm thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài sản công; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Năm là, đối với quản lý tài chính về đất đai: yêu cầu các đơn vị rà soát số lượng đất được giao, số còn lại, đánh giá nguyên nhân thiếu hụt và áp giá đất theo khung giá đất chung của tỉnh và ghi tăng giá trị tài sản trên hệ thống tài khoản kế toán.

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công cần khẩn trương ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Việc ban hành Quy chế này không những góp phần phân định rõ quyền và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân đối với từng khâu, từng việc trong quy trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước mà còn là cơ sở để xác định mức độ vi phạm, từ đó xác định mức nộp phạt và khắc phục hậu quả của từng cá nhân.

Sáu là, yêu cầu thực hiện đúng các quy định, quy chế đã ban hành như quy chế chi tiêu nội bộ, tránh tình trạng ban hành để đối phó hoặc ban hành ra không áp dụng như (Sử dụng điện, nước: Hết giờ làm việc phòng và cá nhân các phải đảm bảo ngắt hết điện sáng và các thiết bị điện không sử dụng, nếu gây lãng phí, vi phạm quy định lần đầu nhắc nhở, lần thứ 2 trở đi bị phạt tiền 100.000đ/lần; trưởng phòng chịu trách nhiệm nộp vào nguồn tiết kiệm của cơ quan và bị kỷ luật theo mức độ vi phạm hoặc về tài sản; cán bộ các cấp được giao quản lý sử dụng tài sản nếu làm hỏng và thất thoát không có lý do chính đáng thì cá nhân đó phải chịu bồi thường thiệt hại theo mức độ sai phạm gây ra).

Đối với kế toán

Kế toán các đơn vị phải tự nghiên cứu kỹ các Luật Kế toán, Luật Ngân sách, Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; hệ thống các văn bản, hướng dẫn như: Nghị định, Thông tư, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh... để vận dụng tham mưu cho thủ trưởng đơn vị quản lý điều hành. Đồng thời, phải thực hiện đúng quy trình theo dõi tài sản. Lập sổ sách theo dõi tài sản theo đúng quy định, số liệu trong sổ sách phải khớp đúng với báo cáo quyết toán và đối chiếu chéo giữa tài khoản, thực tế và sổ sách.

Việc kê khai tài sản qua phần mềm kế toán đòi hỏi cán bộ kế toán phải theo dõi tài sản chi tiết đầy đủ các thông tin như ký mã hiệu tài sản, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao có như vậy mới làm cơ sở khai báo vào phần mềm kế toán để theo dõi, quản lý một cách có hệ thống, vì vậy, yêu cầu kế toán đơn vị khai báo những tài sản mua sắm mới còn những tài sản đã gần hết khấu hao hoặc đã hết khấu hao nhưng chưa thanh lý vẫn theo dõi trên bản Excel cho đến khi thanh lý. Ngoài ra, kế toán các đơn vị phải lập và nộp đúng hạn các báo cáo cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định.

Tổ chức tốt việc xây dựng và thực hiện những định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài sản công trên đây là nhằm vừa thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản công, vừa thực hiện khai thác cao nhất hiệu quả sử dụng tài sản công.

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công

ThS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

(Tài chính) Quản lý tài sản công là một phần trong công tác quản lý tài chính công. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu chất lượng quản lý hành chính công tại cấp chính quyền cơ sở, việc quản lý tài sản công là việc hết sức cần thiết để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản công trong giai đoạn mới.

Xem thêm

Video nổi bật