NĐT nước ngoài mua cổ phần của TCTD: Thiếu thực tế và không khả thi

Theo Thời báo Kinh doanh

Mặc dù đã qua nhiều lần soạn thảo và sắp được Thủ tướng ký ban hành, nhưng Dự thảo Nghị định về việc nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước vẫn gây nhiều ý kiến lo ngại về những quy định thiếu thực tế và không khả thi. Còn nhiều vấn đề đang gây tranh cãi, chưa thể thống nhất giữa cơ quan soạn thảo với các ý kiến góp ý.

NĐT nước ngoài mua cổ phần của TCTD: Thiếu thực tế và không khả thi
Dự thảo Nghị định về việc NĐT nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam gây nhiều lo ngại
Nghị định này chỉ quy định về điều kiện, thủ tục mua cổ phần, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của NĐT nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một NĐT nước ngoài tại một TCTD Việt Nam, điều kiện đối với TCTD Việt Nam bán cổ phần cho NĐT nước ngoài. 
 
Bỏ trống điều kiện góp vốn
 
Về quy định đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua bán cổ phần của NĐT nước ngoài tại TCTD Việt Nam là đồng Việt Nam (VND). Thực tiễn, có NĐT chiến lược nước ngoài mua đến 20% vốn cổ phần của một TCTD Việt Nam mà theo đó NĐT chiến lược nước ngoài phải chuyển đổi từ ngoại tệ thành VND lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng để thanh toán mua cổ phần cho TCTD Việt Nam trong một thời gian rất ngắn từ 1 - 5 ngày làm việc. Trong trường hợp này rất khó để một TCTD Việt Nam có thể đáp ứng đủ lượng VND cho NĐT chiến lược nước ngoài để thanh toán tiền mua cổ phần nêu trên.
Đại diện BIDV
Với phạm vi này, Nghị định này vẫn còn bỏ trống một loại hoạt động rất cấp thiết hiện nay c ủa các ngân hàng thương mại (NHTM) là góp vốn của các NĐT nước ngoài. Các NĐT nước ngoài muốn góp vốn vào NHTM không biết căn cứ vào quy định nào để thực hiện và lo ngại nếu thực hiện trước thì có thể phạm luật. 
 
Theo Dự thảo thì NĐT nước ngoài gồm các tổ chức nước ngoài và cá nhân nước ngoài không mang quốc tịch Việt Nam, trong đó tổ chức nước ngoài là các tổ chức và chi nhánh của tổ chức hoạt động theo pháp luật nước ngoài và được thành lập ở Việt Nam. 
 
Theo Bộ Tài chính thì quy định này chưa phù hợp với các quy định hiện hành về việc góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Theo đó, ngoài các tổ chức nêu trên, còn có các quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%, còn cá nhân nước ngoài phải cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng các quy định này đã không còn phù hợp với cam kết WTO của Việt Nam, NĐT nước ngoài không thể bao gồm các DN Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài.
 
Trong khi tình hình kinh tế, tài chính ngày càng khó khăn, nhu cầu bán cổ phần của các NHTM Việt Nam ngày càng tăng, do mong muốn mở rộng quy mô, thị trường cũng như năng lực quản trị và sức cạnh tranh. Trong khi các NĐT nội trong lĩnh vực ngân hàng thì hạn hẹp, chỉ loanh quanh trong một số "đại gia", chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, hoặc đầu tư chéo trong nội bộ các thành viên trong ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng, thì các NĐT ngoại muốn mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam lại rất khó. Vì quá bức xúc trước nhu cầu bán cổ phần, một số ngân hàng đã bán cổ phần cho các NĐT nước ngoài dưới các hình thức hiện diện thương mại khác của NĐT nước ngoài tại Việt Nam, như: công ty liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...
 
Cản trở quá trình cổ phần hóa
 
Thế nhưng, các quy định hiện hành cũng như việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Các TCTD và cam kết WTO của Việt Nam đang cản trở quá trình các ngân hàng bán cổ phần cho các NĐT nước ngoài. 
 
Các quy định không rõ ràng, không nhất quán và mang tính hành chính của Dự thảo Nghị định đang gây ra một số quan ngại về những quy định không phù hợp với cơ chế thị trường. Ví dụ như quy định về các tiêu chí về NĐT chiến lược nước ngoài - NĐT được mua cổ phần tối đa 20% vốn điều lệ của TCTD Việt Nam. Đây là các tiêu chí hoàn toàn định tính và rất khó xác minh, như: có năng lực tài chính, có cam kết về việc gắn bó lợi ích lâu dài và hỗ trợ TCTD chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng trong lĩnh vực ngân hàng thì công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định tốc độ phát triển của tổ chức đó, vì vậy, nếu NĐT góp vốn bằng công nghệ thông tin thì c
Đề xuất bổ sung quy định tỷ lệ phần trăm vốn điều lệ trong TCTD mà một NĐT nước ngoài và người có liên quan sở hữu phải có sự chấp thuận của Thống đốc NHNN. Vì thực tế, NĐT nước ngoài có thể tránh tỷ lệ 5% thông qua việc giảm cổ phần và chuyển phần muốn mua thêm sang người có liên quan. Đề nghị không áp dụng nếu NĐT nước ngoài mua cổ phần theo tỷ lệ sở hữu trong các đợt phát hành cho các cổ đông hiện hữu.
Đại diện Vietinbank
ũng được coi là NĐT chiến lược nước ngoài.
 
Một số quy định thủ tục cho phép mua cổ phần có can thiệp quá sâu vào quyền của cổ đông và làm gia tăng các nghĩa vụ không cần thiết đối với các NHTM cổ phần đã niêm yết thị trường chứng khoán (TTCK). 
 
Việc Dự thảo quy định các NĐT nước ngoài phải gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận trước khi thực hiện giao dịch sẽ cản trở và gây khó khăn cho quá trình thực hiện giao dịch trên TTCK. Vì đặc trưng của TTCK là các hoạt động giao dịch tự động, thuận tiện, đáp ứng nhanh cung - cầu trên TTCK.

NHNN chỉ nên cấp phép mua cổ phần lần đầu tiên khi NĐT nước ngoài mua cổ phần chiếm 5% vốn điều lệ của TCTD. Nếu NĐT tiếp tục mua cổ phần từ các lần sau thì NĐT nước ngoài mua, bán cổ phần chỉ phải thực hiện công bố thông tin sau giao dịch như quy định về nghĩa vụ cổ đông lớn trên TTCK. 
 
Hơn nữa, các NĐT nước ngoài lo ngại về tính bảo mật của thông tin trước khi giao dịch trên TTCK, nếu bị tiết lộ có thể gây ra những thiệt hại rất lớn. Điều này cũng không thấy được NHNN cam kết. 
 
Các ngân hàng cũng lo ngại không biết việc quản lý tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐT nước ngoài và các cá nhân liên quan đối với các tổ chức niêm yết như thế nào. Việc này rất khó vì các giao dịch diễn ra hàng ngày trên TTCK, các giao dịch có thể chạm vào các ngưỡng tỷ lệ sở hữu cổ phần: 5%, 15%, 20% mà không rõ sẽ bị quản lý như thế nào…