10 thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2018

PV.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan vừa công bố ngày 18/7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 225,02 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước và gần với mức trị giá của cả năm 2012 (228,31 tỷ USD). Trong đó,Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta.

Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta. Nguồn: Internet
Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta. Nguồn: Internet
Theo Báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt gần 110,9 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng năm 2017, trong đó, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất trị giá hơn 76 tỷ USD, chiếm gần 70% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam với hơn 30 tỷ USD, tăng 12,3%, chiếm tỷ trọng 28,9% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, trong nửa đầu năm, đứng đầu trong danh sách thị trường nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc với các nhóm hàng hóa như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 3,3 tỷ USD; Nhóm hàng thứ 2 là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng… trong 6 tháng Việt Nam chi 5,5 tỷ USD để nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường cung cấp chính các mặt hàng vải, điện thoại và linh kiện, sắt thép các loại, phụ liệu dệt may da giày và sản phẩm từ chất dẻo cho Việt Nam. Cụ thể trong 6 tháng, Việt Nam chi 3,43 tỷ USD, tăng hơn 18% để mua vải từ Trung Quốc; chi 3,63 tỷ USD (tăng gần 12%) mua điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc; chi 2,32 tỷ USD mua sắt thép, chi hơn 1 tỷ USD mua nguyên phụ liệu dệt may da giày và chi gần 1 tỷ USD (tăng hơn 19%) mua sản phẩm làm từ chất dẻo của Trung Quốc…

Đứng thứ hai là Hàn Quốc với tổng giá trị nhập khẩu trên 22 tỷ USD; Sau đó là thị trường Asean với 15,8 tỷ USD...
10 thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 - Ảnh 1
10 thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất 6 tháng năm 2018 so sánh với cùng kỳ năm 2017
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang 10 đối tác thương mại lớn nhất đạt 101,04 tỷ USD, chiếm 88% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu sang 10 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 2 quý đầu năm 2018, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 21,6 tỷ USD; Tiếp theo là thị trường EU đạt trị giá 20,61 tỷ USD; Thị trường Trung Quốc đứng thứ 3 với trị giá 16,62 tỷ USD...

10 thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 - Ảnh 2
 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất 6 tháng 2018 và so với cùng kỳ 2017