Các nhà đầu tư ngoại vẫn "mê" ngành khai khoáng Việt Nam

Theo Việt Dũng/nhaquanly.vn

Mặc dù sự biến động về nhu cầu và giá cả quốc tế đã gây áp lực lên lợi nhuận của ngành khai thác mỏ và khoáng sản Việt Nam, nhưng ngành này vẫn là một nguồn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một tín hiệu lạc quan cho thấy triển vọng trong dài hạn.

Các nhà đầu tư ngoại vẫn "mê" ngành khai khoáng Việt Nam. Nguồn: internet
Các nhà đầu tư ngoại vẫn "mê" ngành khai khoáng Việt Nam. Nguồn: internet

Lĩnh vực khai thác mỏ thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 6 tháng đầu năm đạt 7,7 tỷ đô la Mỹ, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, khoản đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ đứng thứ hai chỉ sau ngành sản xuất lắp ráp, đạt 66,7%.

Điều này cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài trong triển vọng dài hạn của ngành, bất chấp nhu cầu giảm đi ở một số phân khúc.

Hạn mức FDI có thể được nâng lên hơn nữa nếu chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư, của Tổng công ty Phát triển Khoáng sản quốc gia (NMDC) sở hữu nhà nước của Ấn Độ, nhằm mua lại cổ phần trong hoạt động khai thác vonfram ở Việt Nam.

Tháng 2 vừa qua, NMDC thông báo đã đàm phán mua một lượng cổ phần mỏ polymetam tại Núi Pháo của Masan Resources Việt Nam. Điều này đã được thông báo lại bằng một tuyên bố vào ngày ngày 1 tháng 9, nói rằng họ đang tìm kiếm một biên bản ghi nhớ thỏa thuận chung để bắt đầu quá trình khảo sát thẩm định chi tiết.

Sự sụt giảm trong sản lượng khai thác lên chỉ số công nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) vào cuối tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm 2017. Con số này chậm hơn tốc độ tăng trưởng hàng năm được thấy tại năm ngoái và năm 2015.

Một sụt giảm 6,9% về doanh số trong ngành khai khoáng đã góp phần làm chậm lại chỉ số sản xuất, Tổng cục Thống kê cho biết.

Sự giảm tốc này đã nhẹ hơn sự sụt giảm đáng kể sản lượng tới 11,4% trong quý đầu năm, cho thấy điều kiện của ngành đang được cải thiện. Tuy nhiên, theo một dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tháng 9, trừ khi môi trường điều kiện kinh doanh trong ngành tiếp tục cải thiện, sự suy thoái có thể thể tiếp diễn vào năm tới.

Sự tăng trưởng chậm hơn cũng có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô, khiến cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cuối năm của Bộ là 6,8% cho năm 2018 nhiều thách thức để đạt được.

Nhu cầu than trong nước dự kiến sẽ tăng lên đến 121,5 triệu tấn / năm vào năm 2025

Một phân khúc trong ngành khai khoáng của Việt Nam mà vượt trội hơn so với bình quân của ngành này là lĩnh vực than đá, với sản lượng và doanh thu tăng trong 8 tháng đầu năm nay, dẫn từ báo cáo của Bộ Công thương vào ngày 8/9.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, lượng xuất khẩu than tăng 142,1% so với năm trước và đạt 1,4 triệu tấn. Thu nhập từ xuất khẩu than từ tháng 1 đến tháng 8 cũng tăng 228,5% so với cùng kỳ lên 188 triệu USD.

Phần lớn các chuyến hàng từ Vinacomin thuộc nhà nước, chiếm gần 62% tổng kim ngạch xuất khẩu than từ tháng 1 đến tháng 8. Tuy nhiên, tiêu dùng nội địa chiếm 87% sản lượng than của Vinacomin trong 8 tháng, đạt 24,6 triệu tấn.

Các kết quả cho lượng xuất khẩu than đến cuối tháng 8 đã vượt qua cả năm 2016. Năm ngoái xuất khẩu đạt 1,3 triệu tấn, giảm 27% so với năm 2015, và thu nhập giảm 23,8% xuống còn 141 triệu USD trong giai đoạn đó, theo số liệu từ Bộ Công thương.

Theo báo cáo của chính phủ năm ngoái, nhu cầu than trong nước dự báo sẽ tăng từ 86,4 triệu tấn / năm vào năm 2016 lên 121,5 triệu tấn / năm vào năm 2025 và 156,6 triệu tấn / năm vào năm 2030.

Cơn khát cho nhu cầu than xuất phát từ vai trò mở rộng của việc phát điện kết hợp từ nhiều nguồn năng lượng. Hơn một nửa nhu cầu điện của đất nước sẽ được đáp ứng dự kiến bởi các nhà máy đốt than vào năm 2030, theo Kế hoạch chiến lược phát triển điện năng số 7 của Chính phủ, với 83 nhà máy bổ sung thêm 55,3 GW vào mạng lưới điện.

Sự phụ thuộc vào than dấy lên những quan ngại về môi trường

Mặc dù nhu cầu than đá và khoáng sản vẫn còn mạnh mẽ, nhưng mối quan tâm về môi trường có thể hạn chế việc mở rộng hoặc bổ sung thêm vào chi phí sản xuất.

Sự phụ thuộc nhiều hơn vào than để sản xuất điện sẽ góp phần làm ô nhiễm không khí ở mức cao hơn trừ khi công nghệ tinh luyện tiên tiến được triển khai bởi ngành điện. Điều này sẽ xây dựng trên chi phí vận hành cho các nhà máy hiện có và tăng ngân sách cho các nhà máy chưa được xây dựng.

Các mối quan ngại về môi trường cũng có thể thấy việc đóng cửa mỏ quặng sắt lớn nhất ở Đông Nam Á, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố vào ngày 30 tháng 8 sẽ thúc đẩy cho việc đóng cửa mỏ Thạch Khê do ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Những mối quan ngại này và những động thái của chính phủ nhằm kiềm chế những thiệt hại về môi trường do việc khai thác mỏ gây ra có thể ảnh hưởng đến đầu tư trong ngành. Mặc dù nhu cầu năng lượng và kim loại của Việt Nam đang ngày càng tăng nên cần đảm bảo ngành khai thác mỏ vẫn là ngành cốt lõi.