Kinh tế năm 2017: Tăng trưởng khả quan, giảm phụ thuộc vào tài nguyên

Theo N.Mạnh/bizlive.vn

Báo cáo của Chính phủ dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên.

Báo cáo của Chính phủ dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên.
Báo cáo của Chính phủ dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên.
Sáng 24/10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
Trên cơ sở kết quả 9 tháng, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, với nỗ lực phấn đấu trong thời gian còn lại, dự báo cả năm 2017 sẽ đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Báo cáo Chính phủ cho rằng, đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên.

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2017:

TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
Ước thực hiện
Đánh giá
1
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
%
6,7
6,7
Đạt
2
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu
%
6 - 7
14,4
Vượt
3
Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu
%
3,5
1,5
Vượt
4
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP
%
31,5
33,42
Vượt
5
Tốc độ tăng chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân
%
khoảng 4
khoảng 4
Đạt
6
Giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP
%
1,5
1,5
Đạt
7
Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều
Riêng các huyện nghèo giảm
%
%
1,3 - 1,5
4
1 - 1,5
4
Đạt
8
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
%
<4
<4
Đạt
9
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
%
55 - 57
56
Đạt
Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo
%
22,5
22,5
Đạt
10
Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã)
Giường bệnh
25,5
25,7
Vượt
11
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế
%
82,2
83
Vượt
12
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
%
87
87
Đạt
13
Tỷ lệ che phủ rừng
%
41,45
41,45
Đạt
Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm; năng suất lao động chưa cao (năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế tăng 5,87%, tuy cao hơn so với năm 2016 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của nền kinh tế và cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trong khu vực).
Một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng thấp. Quy định pháp luật còn bất cập, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công chậm (một số dự án công nghiệp và giao thông chậm tiến độ: các Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, Dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên...).
Xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn, tính đến cuối tháng 8 năm 2017, tỷ lệ nợ xấu là 2,46%. Lũy kế từ khi hoạt động đến cuối tháng 7/2017, VAMC đã mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng với giá mua (mệnh giá trái phiếu đặc biệt) là trên 261 nghìn tỷ đồng, trong đó đã thu hồi được trên 60 nghìn tỷ đồng; trong 9 tháng đầu năm 2017 đã xử lý được khoảng 16 nghìn tỷ đồng. Trong 8 tháng đầu năm 2017, toàn hệ thống đã xử lý được trên 57 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, việc cổ phần hóa DNNN, thoái vốn đạt thấp. Phát hiện thêm nhiều dự án đầu tư của DNNN chậm tiến độ, hiệu quả thấp, thua lỗ, thất thoát. Tình hình sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù số lượng thành lập mới khá cao nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, gắn kết với khu vực FDI còn hạn chế. Tái cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở một số vùng, địa phương triển khai chậm, lúng túng, chưa gắn với thị trường. Quản lý phát triển đô thị còn nhiều hạn chế.
Nhiều cơ chế, chính sách còn bất cập; điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực rườm rà, phức tạp. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, phân bón giả, kém chất lượng, lừa đảo trong bán hàng đa cấp, tín dụng đen... vẫn xảy ra.
Lo ngại nâng tốc độ tăng trưởng tín dụng gây sức ép vĩ mô
Theo Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 của Uỷ ban Kinh tế, cả 13 chỉ tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội đều dự kiến đạt và vượt so với kế hoạch.
Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra rằng, về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP năm 2017 ước thực hiện đạt 6,7% với điều kiện tăng trưởng quý IV đạt mức 7,4%-7,5%. Nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là thách thức lớn do những nhóm yếu tố tạo đà tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2017 gồm tiêu dùng của người dân, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng của ngành chế biến, chế tạo không còn nhiều dư địa để gia tăng.
Bên cạnh đó tăng trưởng của ngành nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro còn phụ thuộc vào thời tiết. Ngoài ra, các yếu tố khác như khai khoáng, giải ngân đầu tư công dự báo giảm so với năm 2016.
Do vậy, Chính phủ cần rà soát, đánh giá các khó khăn và phân tích rõ hơn các yếu tố, nguồn lực để bảo đảm thực sự đạt được mức tăng trưởng 6,7%, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất công nghiệp, nhất là dầu khí và than, huy động nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Về tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu:cần đánh giá cụ thể hơn những yếu tố, mặt hàng có đóng góp tích cực vào xuất khẩu 9 tháng và khả năng thực hiện những tháng cuối năm, nhất là của khối FDI, cũng như xu hướng nhập siêu đang tăng lên do thực thi lộ trình giảm thuế theo các cam kết thương mại quốc tế đã và đang tác động tới nền kinh tế nước ta.
Về tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, Uỷ ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ hiệu quả đầu tư khi chỉ tiêu này trong năm 2017 lên tới 33,42% GDP, cao hơn so với Nghị quyết (31,5%GDP) và tăng 12,6% so với năm 2016. Đây là mức cao so với nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, một mặt thể hiện tính tích cực nhưng mặt khác thể hiện công tác dự báo chưa chính xác dẫn đến cân đối nguồn lực chưa hợp lý.
Trong khi số chuyển nguồn năm 2016 sang 2017 khá lớn; năm 2017 nguồn vốn đầu tư công chậm cả trong khâu phân bổ cũng như giải ngân nhưng tăng trưởng GDP vẫn đạt kế hoạch thì cần phải giám sát chặt chẽ việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong những tháng còn lại nhằm bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước cũng như chất lượng dự án, công trình, tránh việc dồn vốn, co kéo giải ngân hết theo kế hoạch năm nhưng không đạt chất lượng, không bảo đảm hiệu quả.
 Cơ quan thẩm tra cũng đánh giá, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, tín dụng... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2017. Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu với chính sách mới đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết nợ xấu cho các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém với nợ xấu chưa căn bản và triệt để. 
Nếu tiếp tục yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, nâng tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% nhằm hỗ trợ đạt mục tiêu tăng trưởng GDP của năm nay sẽ gây sức ép vĩ mô khi mô hình tăng trưởng chưa có dấu hiệu cải thiện.