Lo lạm phát và dịch bệnh Covid-19, vàng tiếp tục trở thành "hầm trú ẩn an toàn"


Rủi ro lạm phát, lãi suất toàn cầu thấp và lo ngại Covid-19 khiến vàng ngày càng được quan tâm trong năm nay. Thống kê cho thấy, nhu cầu vàng toàn cầu giữ vững ở mức 1.083,8 tấn trong quý I/2020, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vàng cũng đang tăng một cách khá vững chắc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như dịch bệnh Covid-19 bùng phát quy mô toàn cầu, bạo loạn ở Mỹ và mới nhất là căng thẳng địa chính trị tại bán đảo Triều Tiên và xung đột quanh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.

Vàng là một cấu phần rất quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của giới đầu tư.
Vàng là một cấu phần rất quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của giới đầu tư.

Trước khi Covid-19 xuất hiện, phần lớn các tổ chức tài chính toàn cầu khuyên khách hàng không nắm giữ hoặc chỉ nắm một lượng vàng nhỏ. Tuy nhiên, hiện tại, một số đã chuyển khoảng 10% danh mục đầu tư của khách hàng sang vàng, do ngân hàng trung ương các nước giảm lợi suất trái phiếu, giúp giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ công cụ không trả lãi như vàng. Rủi ro lạm phát cũng khiến nhiều tài sản và tiền tệ khác mất giá làm tăng nhu cầu trữ vàng. Bên cạnh đó, một số dự báo cũng cho rằng, căng thẳng địa chính trị tại bán đảo Triều Tiên và xung đột quanh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc đang hỗ trợ giá vàng tăng giá.

Hiện nay, nhu cầu đầu tư mua vàng thể hiện rõ việc người dân có xu hướng mua vàng vật chất tăng lên so với các phương thức khác như mua cổ phần của các công ty đào vàng, các quỹ đầu tư chỉ số theo dõi giá vàng, hợp đồng phái sinh vàng. Bên cạnh đó, những người già với tâm lý chắc chắn và có nhiều lo ngại về lạm phát thường có xu hướng tích trữ vàng nhiều hơn…

Theo báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng toàn cầu giữ vững ở mức 1.083,8 tấn trong quý I/2020, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào nơi trú ẩn an toàn đối với vàng.

Dường như dự báo xu hướng giá vàng tăng đang nhận được sự đồng tình của các tổ chức và chuyên gia tài chính. UBS – ngân hàng quản lý tài sản lớn nhất thế giới, dự báo giá vàng có thể lên 1.800 USD một ounce cuối năm nay, nhờ lãi suất toàn cầu ở mức thấp và nhà đầu tư mua vàng làm công cụ trú ẩn. Thậm chí, giá có thể lên 2.000 USD nếu làn sóng đại dịch thứ hai bùng phát. Oliver Gregson – Giám đốc phụ trách khu vực Anh và Ireland tại JPMorgan Private Bank nói rằng số câu hỏi ông nhận được từ khách tăng vọt do họ coi đây là "cảng trú ẩn trong cơn bão". Chuyên gia này dự báo giá vàng sẽ lên 1.750 USD cuối năm nay… vì đây là công cụ phòng trừ cả rủi ro lạm phát và giảm phát.

Vàng được biết là kênh đầu tư an toàn với chức năng tích trữ giá trị, nhưng trong 2 - 3 năm gần đây, sự biến động của giá vàng đã cho thấy khả năng đầu tư sinh lợi từ kim loại quý này. Khả năng sinh lời của vàng càng thể hiện rõ hơn trong bối cảnh dịch bệnh khiến kinh tế bất ổn hiện nay, khi mà giới đầu tư đổ xô đi tìm tài sản trú ẩn an toàn. Đó là lý do khiến giá vàng tăng mạnh. Thống kê cho thấy, giá vàng cuối năm 2019 đạt mức trên 1.510 USD/ounce. Và đến phiên giao dịch lúc 8h sáng 20/6/2020, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.744,18 USD/Ounce. Giá vàng thế giới giao tháng 8/2020 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.756,2USD/Ounce, tăng 25,1 USD/Ounce trong phiên. Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng phiên mở cửa thị trường được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 48,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,75 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 150 nghìn đồng so với ngày hôm 19/6.

Theo báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng toàn cầu giữ vững ở mức 1.083,8 tấn trong quý I/2020, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào nơi trú ẩn an toàn đối với vàng, với các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng thu hút dòng vốn khổng lồ để đẩy tỷ lệ nắm giữ toàn cầu trong các sản phẩm này lên mức cao kỷ lục 3.185 tấn. Trong khi đó, các lĩnh vực tập trung vào người tiêu dùng của thị trường suy yếu mạnh do nhu cầu trang sức bị ảnh hưởng nặng nề vì ảnh hưởng của đợt bùng phát và nhu cầu hàng quý giảm mạnh ở mức thấp kỷ lục.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, vì thanh khoản cao nên vàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ở bất cứ đâu trên thế giới. Ngoài tiền mặt thực tế, tính thanh khoản và tính phổ quát của vàng cao. Đồng thời, vàng đem lại sự bảo vệ quan trọng trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế. Vì thế, vàng là một cấu phần rất quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của giới đầu tư, đầu cơ trên thế giới, trong đó có các quỹ đầu tư lớn. Cho dù giá vàng thường bị dao động trong ngắn hạn, nhưng giá trị của nó lại được lưu giữ trong dài hạn.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hỗn loạn, nhiều người bắt đầu đầu tư vào vàng, nhưng khi các nhà đầu tư bắt đầu hoảng loạn, vàng có thể trở nên quá đắt. Và đến một mức độ nào đó, vàng cũng trải qua những đợt điều chỉnh giá như bất kỳ một công cụ nào khác trong thị trường tài chính. Nếu không cẩn thận, khu vực trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư lại trở nên nguy hiểm với họ hơn bao giờ hết.