Việt Nam – EU: Quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư không ngừng tăng trưởng

Nguyễn Lộc-Minh Tâm

(Tài chính) Sáng nay tại TP. Hồ Chí Minh, phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam và phái đoàn EU tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – EU 2013: Nâng tầm quan hệ thương mại và đầu Việt Nam – EU – Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Diễn đàn diễn ra trong khuôn khổ tuần lễ châu Âu tại TP. Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hơn 120 đại diện các cơ quan hữu quan, các hiệp hội, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang thị trường EU.

Toàn cảnh diễn đàn. Nguồn: FinancePlus.vn
Toàn cảnh diễn đàn. Nguồn: FinancePlus.vn

Phát biểu tại khai mạc diễn đàn, ông Võ Tân Thành - Phó tổng thư ký VCCI (phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Giám đốc VCCI-Hồ Chí Minh nhận định: EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 29,1 tỉ USD, tăng 19,2% so với năm 2011, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang EU 20,3 tỉ đô la tăng 22,7% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 8.8 tỉ USD, tăng 13,5%. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, cà phê, dệt may, đồ gỗ, hải sản và nhập về hàng công nghệ. Trong quý 1 năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – EU, tăng 26,2% so với cùng kỳ 2012, trong đó xuất khẩu đạt 4,3 tỉ USD, tăng 27,2%.

Về lĩnh vực đầu tư, EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, tính đến hết tháng 1 năm 2013, EU đã cso 1810 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 34,3 tỉ đô la. Các nhà đầu tư của EU có mặt tại hầu hết ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Theo ông Jean Jacques Bouflet – Tham tán Công sứ phái đoàn  EU tại Việt Nam, mối quan hệ thương mại giữa hai bên không mang tính cạnh tranh mà mang tính bổ trợ và tương hỗ, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU mới có hiệu lực từ 1/1/2014 kéo dài đến 7 – 10 năm, thay vì 3 năm như hiệp định cũ sẽ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của hai bên trên cơ sở cùng có lợi. Ông cũng phân tích thêm, hiện nay vấn đề áp dụng quy chế ưu đãi thuế phổ cập tại Viên Nam còn khiêm tốn, mới chỉ đạt khoảng 54%, trong khi đó nước láng giềng Thái Lan là 70%, như vậy vấn đề đặt ra của cơ quan quản lý, cơ quan chủ quan là làm sao để nâng cao mức hưởng lợi từ nguồn thuế này co các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường lớn EU.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – EU là hội nghị thường niên được tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng doanh nghiệp hai bên, là cơ hội tiếp cận  giúp các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề Việt Nam cập nhật môi trường kinh doanh, quan hệ thương mại và đầu tư song phương. Bên cạnh đó, diễn đàn còn là một hoạt động tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho vòng đàm phán và đi đến kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – UE (FTA VN-EU) vào cuối năm nay. Hiệp định ký kết, sẽ tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ thời gian được hưởng mức quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập đẩy cơ hội cạnh tranh hàng hóa của Việt nam trên thị trường EU cao hơn.

Bên cạnh những lợi thế mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU mang lại cho các doanh nghiệp, nếu tham gia vào sân chơi này phía doanh nghiệp Việt Nam cũng phải hạ thuế xuất nhiều mặt hàng xuống 0%, điều này xét về mặt hiệu xuất giảm thuế thì doanh nghiệp Việt Nam được lợi ít hơn. Tuy nhiên, về chiến lược lâu dài thì hiệp định sẽ góp phần đưa doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn từ thuế xuất khẩu, khả năng cạnh tranh trên thị trường châu Âu, và bước tiến xa hơn là thị trường thế giới./.