DATC: Ghi nhận những kết quả khả quan

Đỗ Hải

(Tài chính) Bằng tinh thần “Đoàn kết, đổi mới và hiệu quả”, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã thu được nhiều kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm. DATC đang kỳ vọng sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công trong những tháng còn lại của năm 2014…

Ngoài hoạt động tốt nhiệm vụ chuyên môn, DATC luôn là đơn vị điển hình trong ngành Tài chính thực hiện tốt công tác xã hội, hướng tới cộng đồng. Nguồn: internet
Ngoài hoạt động tốt nhiệm vụ chuyên môn, DATC luôn là đơn vị điển hình trong ngành Tài chính thực hiện tốt công tác xã hội, hướng tới cộng đồng. Nguồn: internet

Chuyn biến mnh m

Một nửa chặng đường của năm 2014 qua đi, tình hình kinh tế vẫn chưa có nhiều khởi sắc, khó khăn vẫn đặt ra với cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói chung và với DATC nói riêng. Trong bối cảnh đó, Công ty lại hoạt động trong điều kiện hành lang pháp lý còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả chung.

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn bằng tinh thần “Đoàn kết, đổi mới và hiệu quả”, trong 6 tháng đầu năm 2014, DATC đã đạt được những kết quả tích cực trên các mặt trận. Theo đó, tổng doanh số mua nợ, Công ty đạt 492,148 tỷ đồng, bằng 60,8% kế hoạch năm, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2013; Tổng doanh thu đạt 535,333 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động mua bán nợ đạt 477,234 tỷ đồng, bằng 69% so với kế hoạch năm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu từ xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận là 11,398 tỷ đồng, đạt 63,3% so với kế hoạch, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2013. Nộp ngân sách nhà nước đạt 16,685 tỷ đồng, đạt gần 51% so với kế hoạch năm 2014.

Song song với những kết quả trên, nhiều điểm sáng cũng được DATC thiết lập. Điển hình như, trong hoạt động mua bán nợ và tái cơ cấu DN, Công ty đã phối hợp với cơ quan chức năng các tỉnh, các cơ quan hữu quan và các chủ nợ lớn triển khai thí điểm phương thức xử lý nợ mới, trên cơ sở chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn tài chính lớn tham gia vào tái cơ cấu DN. Đồng thời, tiến hành rà soát các phương án mua nợ đang tái cơ cấu và tình hình hoạt động kinh doanh của các DN đã tái cơ cấu còn khó khăn về tài chính để tìm gia các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. Cùng với đó, DATC cũng xây dựng kế hoạch thoái vốn trong hai năm 2014-2015 và đề xuất DN đã tái cơ cấu được trên 5 năm hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Thông qua hoạt động mua bán nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu DN, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần, Công ty đã tái cơ cấu được 02 DN khách nợ (Công ty cổ phần đường bộ 230 và Công ty cổ phần Xây dựng công trình 507). Hiện Công ty đang hoàn tất thủ tục để bán cổ phần, tái cơ cấu các DN như: Công ty Nạo vét đường thủy 1, Công ty Tôn Vinashin, Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu giao thông 529.

Một điểm nhấn nữa trong hoạt động của DATC là Công ty đã rất tích cực tham gia thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline). Theo đó, DATC đã phối hợp với SBIC hoàn thiện hợp đồng nhận nợ giữa SBIC và DATC; Xây dựng Đề án phát hành trái phiếu cơ cấu nợ giai đoạn 2 trong nước cho SBIC; Thành lập Tổ công tác liên ngành rà soát tài sản đảm bảo của SBIC. Đến nay, DATC đã khảo sát được 11 DN thuộc SBIC. Cùng với đó, DATC đã chủ động làm việc với Vinalines và các NHTM để bàn về việc xử lý nợ để cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinalines. Trong đó có giải pháp đề nghị SBIC và Vinaline cấn trừ nợ để xử lý tái cơ cấu các Cụm cảng, nhất là Cảng Đình Vũ, Cảng Cam Ranh và Cảng Chân Mây.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động tiếp nhận nợ và tài sản tồn động loại trừ ra khỏi giá trị DN cũng được DATC quyết liệt thực hiện. Kết quả là DATC đã ký biên bản bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước của 11 DN, với giá trị tiếp nhận là 48,354 tỷ đồng, trong đó, tài sản là 13,080 tỷ đồng và nợ là 35,274 tỷ đồng. Mặt khác, Công ty đã phối hợp với các cơ quan thẩm định giá và đấu giá tài sản tiến hành xử lý tài sản và thu hồi nợ tồn đọng loại trừ đã tiếp nhận của các DN, giá trị tiếp nhận đã xử lý là 48,324 tỷ đồng, doanh thu (giá trị thực tế thu hồi) là 11,398 tỷ đồng, đạt 63,3% so với kế hoạch năm 2014, tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2013.

Cùng với những hoạt động trên, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty cũng được thực hiện có hiệu quả. Công ty đã thực hiện nghiêm Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thay đổi Lãnh đạo Công ty; Bàn giao công tác lãnh đạo, điều hành Công ty giữa Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc cũ với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc mới; Tiếp nhận, bổ nhiệm 01 Phó Tổng giám đốc Công ty; Hoàn thành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký DN Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam. Đồng thời, tập trung rà soát các cơ chế chính sách có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty, trên cơ sở đó để trình Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động.

Gii pháp v đích

Trong những tháng còn lại của năm 2014, DATC phấn đấu: Tổng doanh thu mua nợ đạt từ 320 đến 350 tỷ đồng; Tổng doanh thu đạt khoảng 500 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động mua bán nợ đạt 220 tỷ đồng; thu từ xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ là 7- 8 tỷ đồng; thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác là khoảng 275 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 phấn đấu đạt từ 115 - 120 tỷ đồng, vượt khoảng 5% so với kế hoạch năm 2014.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, DATC đã xây dựng cho mình những giải pháp riêng biệt. Cụ thể, DATC tiếp tục đàm phán với các NHTM triển khai các phương án mua nợ lớn như: Công ty TNHH Thiên Mã, Công ty Thực phẩm Miền Bắc, Công ty cổ phần Xây dựng công trình 1; Tích cực phối hợp với cơ quan chủ sở hữu và các chủ nợ đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu DN khách nợ đã mua nợ. Quyết liệt thực hiện tái; cơ cấu các DN thành viên thuộc SBIC và Vinalines thông qua việc đẩy mạnh thực hiện rà soát tài sản đảm bảo nợ của các DN thành viên thuộc SBIC tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tiếp tục phối hợp với SBIC và Vinaline đàm phán mua nợ của các NHTM, các trái chủ cùng với việc xây dựng các phương án tái cơ cấu các DN thuộc 2 tổng công ty trên.

Trong hoạt động tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản đã loại trừ, DATC chủ động phối hợp với cơ quan hữu quan rà soát triển khai việc tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ khi cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước; Tập trung thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận thuộc nhóm 1 và tận thu nợ nhóm 2; Tích cực thu hồi nợ của các DN tự xử lý trước khi bàn giao cho DATC. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đại diện tại các DN có vốn góp của DATC…

Tại hội nghị sơ kết được tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Hải - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc DATC kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty đoàn kết, phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đã đề ra; Đồng thời, đưa Công ty phát triển thành Tổng Công ty tài chính xếp hạng đặc biệt trong tương lai, để DATC thực sự là công cụ hữu hiệu của Chính phủ để hỗ trợ các DN, các NHTM, xử lý nợ, thực hiện tái cơ cấu, góp phần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 7 - 2014