Lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Bạc Liêu

Theo báo Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh ven biển, giàu tiềm năng du lịch với nhiều địa điểm hấp dẫn. Đặc biệt lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của tỉnh Bạc Liêu thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư thời gian qua và tương lai sẽ triển khai nhiều dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí với vốn đầu tư hàng tỉ USD.

Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Ảnh internet
Nhà máy điện gió Bạc Liêu. Ảnh internet

Sức hút nguồn tài nguyên phong phú

Bạc Liêu có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, với những tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Nam Sông Hậu. Đặc biệt là 2 tuyến cao tốc là Cần Thơ – Bạc Liêu - Cà Mau (dự kiến triển khai trong năm 2021) và cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu (dự kiến khởi công vào năm 2024) nối cửa khẩu Xà Xía, mở rộng giao thương biên giới với Campuchia và các nước Đông Nam Á.

Ngoài ra, phải kể đến tuyến đường giao thông thủy góp phần lưu thông vận chuyển hàng hóa như tuyến kênh dọc Bạc Liêu - Cà Mau, tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, sông Gành Hào, kênh Gành Hào - Hộ Phòng thông ra biển Đông…

Ngoài ra, Chính phủ đã phê duyệt phát triển cảng biển nước sâu hỗn hợp Gành Hào - Đông Hải rộng 3.5ha, trọng tải từ 30,000 DWT - 100,000 DWT. Cùng với cảng Hòn Khoai (Cà Mau) được quy hoạch là cảng trung chuyển quốc tế sẽ giúp thúc đẩy phát triển về công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa không chỉ cho Bạc Liêu mà của cả vùng ĐBSCL.

Lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Bạc Liêu - Ảnh 1
Với vị trí cửa sông đổ ra biển Đông, Gành Hào là một trong những huyện của Bạc Liêu có lợi thế lớn phát triển kinh tế biển tổng hợp. Ảnh internet

Nhờ đột phá ứng dụng công nghệ cao, hiện tại, tuy đứng sau tỉnh Cà Mau về vùng nguyên liệu nhưng diện tích nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh Bạc Liêu xếp đầu cả nước, hướng đến mục tiêu trở thành "thủ phủ" ngành tôm cả nước.

Lĩnh vực du lịch của tỉnh tiếp tục phát triển với nhiều kỳ vọng khi hạ tầng các khu, điểm du lịch được quan tâm đầu tư. Bạc Liêu được biết đến với hơn 28 địa điểm du lịch tiêu biểu như Nhà Công tử Bạc Liêu, Cánh đồng điện gió, Khu du lịch Nhà Mát, Chùa mẹ Nam Hải, Nhà thờ Cha Diệp...

Doanh thu du lịch - dịch vụ đạt khoảng 2.308 tỷ đồng, tăng 42,46% so với cùng kỳ, lượng khách cũng tăng 38,95%. Phấn đấu đến năm 2025 du lịch tỉnh nhà sẽ thu hút 7 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 10.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động.

Với những lợi thế về tự nhiên, Bạc Liêu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, công nghiệp chế biến, dịch vụ cảng biển tổng hợp, logistics, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

Sở hữu vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 20 ngàn km2, đường bờ biển 56km, vùng ven biển gió mạnh, khá ổn định, có nắng hầu như quanh năm. Cùng với điều kiện khí hậu tốt, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, động đất, tỉnh đã thu hút nhiều dự án đầu tư điện khí, điện gió quy mô lớn và xác định là ngành đột phá cho Bạc Liêu.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án năng lượng tái tạo, với tổng số vốn đầu tư hơn 14,5 nghìn tỉ đồng và hơn 4,4 tỉ USD, ngoài ra còn có 17 dự án điện gió khác với tổng công suất 3.000MW đang trình bổ sung quy hoạch. Giấc mơ xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm quốc gia về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đang dần trở thành hiện thực, trong đó huyện Hòa Bình là khu vực lý tưởng để triển khai các dự án này.

Đẩy mạnh tiềm năng thương mại huyện Hòa Bình

Hòa Bình có vị trí dọc Quốc lộ 1A, cách trung tâm TP. Bạc Liêu 10km về phía Đông; phía Nam giáp biển Đông nên có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển: nuôi trồng thủy hải sản và năng lượng tái tạo.

Lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Bạc Liêu - Ảnh 2
Trung tâm thị trấn Hòa Bình, Bạc Liêu. Ảnh internet

Năm 2019, Nhà máy điện gió Hòa Bình 1 được khởi công với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, quy mô công suất 50MWW với sản lượng bình quân hàng năm khoảng 61000 kWh. Giữa năm 2020, tiếp tục khởi động Nhà máy điện gió Hòa Bình 1 (giai đoạn 2) và Nhà máy điện gió Hòa Bình 2 trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, tại xã Vĩnh Hậu A - Hòa Bình còn có dự án Nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) thuộc Trung tâm Nhiệt Điện LNG Bạc Liêu, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu, có vai trò động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo thêm cơ hội việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Bạc Liêu gần 44 triệu đồng/người/năm (số liệu 2019), trong khi đó, huyện Hòa Bình cho thấy sự phát triển nổi bật về thương mại, dịch vụ, công nghiệp đã tác động tích cực đến đời sống của người dân khi thu nhập bình quân đầu người đạt 50,238 triệu đồng/năm.

Theo đó, thị trường bất động sản cũng ghi nhận sự chuyển tích cực, nhiều chủ đầu tư gia nhập thị trường triển khai xây dựng các khu dân cư, khu đô thị hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo đô thị. Trong số đó có dự án Khu dân cư ven sông Hòa Bình của chủ đầu tư Công ty Bình Dương Bạc Liêu, vị trí ngay trung tâm thị trấn, mặt tiền quốc lộ 1A.

Lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Bạc Liêu - Ảnh 3
Khu dân cư ven sông Hòa Bình định hướng thành khu dân cư kiểu mẫu tại khu vực.

KDC ven sông Hòa Bình được quy hoạch theo tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu đầu tiên tại thị trấn Hoà Bình - Bạc Liêu với cơ sở hạ tầng hiện đại, điện âm nước máy, pháp lý vững chắc. Dự án sở hữu mặt tiền Quốc lộ 1A kết nối với TP Bạc Liêu, thị xã Giá Rai hướng đi Cà Mau và các tỉnh khu vực ĐBSCL, xung quanh là các tiện ích an sinh phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu cuộc sống như chợ, trường học, bệnh viện, siêu thị, công viên… Một mặt dự án là dòng sông Bạc Liêu - Cà Mau mang lại sinh khí, môi trường trong lành cho cộng đồng cư dân.