Nâng cao hiệu quả quản trị thông qua vốn trí tuệ của tổ chức

Nâng cao hiệu quả quản trị thông qua vốn trí tuệ của tổ chức

Nghiên cứu này tập trung đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị và vốn trí tuệ của tổ chức, bằng phương pháp phân tích PlsSEM, thông qua việc khảo sát 75 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 2/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để nâng cao hiệu quả quản trị, các tổ chức nên tập trung trước hết vào vốn trí tuệ cấu trúc. Tổ chức cần quan tâm đến các vấn đề về xây dựng hệ thống thông tin liên quan sao cho dễ truy cập; Hệ thống/Thủ tục cần phải đạt được mục tiêu nhằm hỗ trợ đổi mới, khuyến khích chia sẻ kiến thức và khuyến khích học tập. Các tài sản trí tuệ được cần được theo dõi và sử dụng đầy đủ. Các tổ chức cũng cần quan tâm đến vốn trí tuệ quan hệ thông qua hoạt động định hướng thị trường, tập trung vào khách hàng; nâng cao hiệu quả trong việc thỏa mãn khách hàng; tạo mối quan hệ tốt và lâu dài với các nhà cung cấp.
Kỹ thuật phân tích cấu trúc – chức năng trong thanh tra, giám sát ngân hàng

Kỹ thuật phân tích cấu trúc – chức năng trong thanh tra, giám sát ngân hàng

Thanh tra, gám sát ngân hàng trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra, giám sát, trong đó tập trung vào việc xác định, đo lường các hoạt động có rủi ro cao đối với sự ổn định, lành mạnh của tổ chức tín dụng, từ đó sử dụng các nguồn lực thanh tra, giám sát tương ứng nhằm đánh giá các rủi ro này, giúp các tổ chức tín dụng quản lý và kiểm soát rủi ro kịp thời. Phân tích cấu trúc-chức năng của hệ thống ngân hàng là phương pháp đánh giá sự thay đổi về cấu trúc hệ thống ngân hàng, nhận diện đặc trưng của từng nhóm ngân hàng, mối quan hệ giữa các nhóm và vị trí của mỗi ngân hàng. Kỹ thuật này cho phép nhận diện các vấn đề chính trong hoạt động của các ngân hàng có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng.
Ngành Chứng khoán thiết lập cấu trúc hệ thống thị trường tài chính Việt Nam

Ngành Chứng khoán thiết lập cấu trúc hệ thống thị trường tài chính Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới toàn cầu chịu nhiều khó khăn và biến động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, tác động tiêu cực của sự kiện Brexit; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung; những bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực, cũng như đại dịch cúm COVID-19… thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn không ngừng phát triển ổn định, an toàn và bền vững sau 20 năm hình thành và đi vào hoạt động, trở thành một kênh đầu tư hiệu quả.