Luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi

Luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu tại Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi

Cử tri TP. Hải Phòng kiến nghị trình Quốc hội nghiên cứu, xem xét xây dựng Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, tại dự án Luật Các TCTD (sửa đổi) trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã đề xuất các nội dung về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu trên cơ sở kế thừa một số nội dung tại Nghị quyết số 42/2017/QH14.
Trung bình mỗi tháng hệ thống ngân hàng xử lý được khoảng 6.300 tỷ đồng nợ xấu

Trung bình mỗi tháng hệ thống ngân hàng xử lý được khoảng 6.300 tỷ đồng nợ xấu

Tính đến cuối tháng 2/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống ngân hàng lên tới 2,91%, tổng nợ xấu gộp ước chiếm 5% tổng dư nợ, gần tương đương với tỷ lệ nợ xấu nền kinh tế phải đối mặt khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 bắt đầu có hiệu lực. Trung bình mỗi tháng hệ thống ngân hàng xử lý được khoảng 6.300 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn nhiều so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 - 2017 trước khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực.
Tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Theo dự kiến, tại Phiên họp thứ 23 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi. Dự án luật được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD hết hiệu lực.
Tìm giải pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh dịch Covid-19

Tìm giải pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh dịch Covid-19

Sau bốn năm đi vào thực tiễn, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Diện mạo bộ mặt ngành Ngân hàng đã sáng lên rất nhiều, khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm dưới 3%. Nhưng với những tác động từ đại dịch Covid-19, “bóng ma” nợ xấu đang ám ảnh quay trở lại.