Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện việc mua lại một loạt các ngân hàng thương mại Việt Nam yếu kém; một số ngân hàng thương mại nhỏ cũng đã thực hiện việc sát nhập, hợp nhất nhằm làm lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng. Bài viết phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại như là một trong những nội dung quan trọng nhằm củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản ngân hàng thương mại và hàm ý chính sách kiểm soát rủi ro tín dụng, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai.
Tiếp xúc đa thị trường và rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại

Tiếp xúc đa thị trường và rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại

Nghiên cứu này xác định tác động của tiếp xúc đa thị trường đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại qua việc sử dụng dữ liệu của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2017 và sử dụng chỉ số NPL (Tỷ lệ nợ xấu/Tổng cho vay) và hệ số Z-score (kiểm tra tín dụng đo lường khả năng phá sản) để đo lường rủi ro tín dụng.
Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần

Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần

Hiện nay, tín dụng cá nhân là hoạt động mang lại thu nhập lớn cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và rủi ro tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Trước những thay đổi của yếu tố vĩ mô cùng sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính, ngân hàng và xu hướng hội nhập làm cho nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng ngày càng cao và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được quan tâm. Một trong các biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro tín dụng cá nhân được các ngân hàng quan tâm là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, hoạt động hiệu quả.
Nỗ lực kéo giảm nợ xấu

Nỗ lực kéo giảm nợ xấu

Các biện pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, cùng việc kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, đã góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của các hệ thống tín dụng.
Nghiên cứu dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, góp phần tạo nguồn thu nhập chính cho ngân hàng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của 23 ngân hàng thương mại Việt Nam qua nguồn dữ liệu báo cáo tài chính trong giai đoạn 2008-2017.
Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2007-2017, được thu thập chủ yếu từ Bankscope. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS), kết nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Đây là cơ sở tác giả đề xuất một số khuyến nghị giảm thiểu rủi ro thanh khoản và rủi ro tính dụng nhằm nâng cao khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay.