Những điều về tiền bạc các tân cử nhân nên biết

Theo taichinhcuatoi.vn

(Tài chính) Khi còn đi học, các bạn sinh viên thường không quan tâm đến việc quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, khi đã tốt nghiệp và bắt đầu đi làm, các tân cử nhân sẽ phải thường xuyên đương đầu với những quyết định liên quan đến tiền bạc.

Khi đã tốt nghiệp và bắt đầu đi làm, các tân cử nhân sẽ phải thường xuyên đương đầu với những quyết định liên quan đến tiền bạc. Nguồn: internet
Khi đã tốt nghiệp và bắt đầu đi làm, các tân cử nhân sẽ phải thường xuyên đương đầu với những quyết định liên quan đến tiền bạc. Nguồn: internet

Mary Morrison, người có 15 năm kinh nghiệm giảng dạy về Tài chính cá nhân tại Đại học Stanford đã chia sẻ một số kinh nghiệm về tiền bạc dành cho các bạn sinh viên mới ra trường. Dưới đây là 7 điều trong số đó:

1. Không nên đưa ra quyết định nghề nghiệp dựa trên tiền bạc

"Việc bạn được trả X USD để làm việc ở thành phố New York hoàn toàn không giống việc bạn nhận được X USD khi làm việc ở thành phố Kansas. Bạn phải đánh giá được những điều bạn mong muốn trong sự nghiệp của mình và lợi ích của các quyết định", Morrison nói.

2. Xác định số tiền cần có để bắt đầu cuộc sống

Để thuê một căn hộ, bạn có thể phải trả một khoản tiền đặt cọc, ngoài ra còn rất nhiều chi phí sinh hoạt khác cũng cần đến tiền. "Hãy xác định bạn cần những gì để sống trước trước khi nhận được tháng lương đầu tiên". Không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể chu cấp cho bạn.

3. Biết số tiền bạn thật sự kiếm được-nó không nhiều như bạn nghĩ

Số tiền lương trên giấy tờ và số tiền bạn thật sự nhận được có thể không giống nhau. Trước khi đến tay bạn, tiền lương hàng tháng đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, phí bảo hiểm xã hội, phí công đoàn...

4. Hiểu được dòng tiền

Điều này không chỉ có nghĩa là bạn cần biết số tiền bạn kiếm được, bạn còn cần nắm rõ khi nào bạn nhận được chúng và khi nào bạn phải thanh toán các hóa đơn.

5. Giữ một tài khoản dùng cho trường hợp khẩn cấp

Theo Morrison, mọi tình huống xấu đều có thể xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy việc chuẩn bị tinh thần và tài chính trong mọi trường hợp là điều cần thiết

6. Biết khi nào nên dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ

Morrison cho rằng các bạn sinh viên nên sử dụng thẻ tín dụng vì nó an toàn khi bị trộm cắp hơn thẻ ghi nợ. Hơn nữa việc thanh toán đầy đủ hàng tháng sẽ giúp những người trẻ tuổi xây dựng được một lịch sử tín dụng tốt. Tuy nhiên, khi thanh toán những khoản chi tiêu thông thường như đi ăn ở nhà hàng, mua vé xem phim...bạn nên sử dụng thẻ ghi nợ.

7. Đừng sợ đầu tư

"Một khoản tiền tiết kiệm có thể là một sự đầu tư rủi ro vì bạn đang đánh cược rằng không có lạm phát", Morrison nói. Hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư.