Doanh nghiệp thực phẩm chọn "lấy công làm lãi" khi bán hàng mùa Tết năm nay

Theo Nguyễn Linh (T/h)/kinhtemoitruong.vn

85% doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Người dân có xu hướng "thắt lưng buộc bụng" dù doanh nghiệp nỗ lực tìm cách để giám giá sản phẩm.

Doanh thu liên tục giảm mạnh dù nhiều sử dụng nhiều yếu tố kích thích người mua. (Ảnh minh họa)
Doanh thu liên tục giảm mạnh dù nhiều sử dụng nhiều yếu tố kích thích người mua. (Ảnh minh họa)

Người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua giảm mạnh

Nhóm hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm có tăng do tâm lý tích trữ trước diễn biến phức tạp của dịch thì các nhóm hàng hóa khác lại giảm. Việc cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh thu nhập giảm sút là giải pháp bắt buộc của nhiều gia đình. 

Các "ông lớn" trong ngành bán lẻ như Lotte, Aeon Việt Nam, Saigon Co.op... đều không tránh khỏi ảnh hưởng trong kinh doanh. Theo đó, chuỗi siêu thị Lotte Mart doanh thu tháng 2 giảm khoảng 50% so với tháng 1/2020 và giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, Lotte cho biết, doanh thu của doanh nghiệp giảm khoảng 50% so với tháng 01 năm 2020 và giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019. Aeon Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm doanh thu 2% trong tháng 1 và giảm 6% trong tháng 2/2020 so với kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, Saigon Co.op cũng đau đầu không kém khi mức doanh thu bán lẻ trong 2 tháng đầu năm giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước và có thể bị sụt giảm 1.000 tỷ đồng nếu dịch được kiểm soát trong quý II, và giảm 2.000 tỷ đồng nếu dịch tiếp tục kéo dài. Doanh thu cho thuê mặt bằng của đơn vị cũng giảm 50%.

Một doanh nghiệp khác là Satra cũng bị sụt giảm doanh thu bán lẻ trong 2 tháng đầu năm lên tới 50% so với cùng kỳ.

Không chỉ riêng siêu thị, các doanh nghiệp kinh doanh khí gas LPG, nhu cầu sử dụng của người dân giảm đột ngột sản lượng cũng sụt giảm từ 40% đến 50%. Nguyên nhân dược các chuyên gia xác định xuất phát từ khu vực sản xuất công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn đóng cửa hàng loạt trong thời gian qua do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Doanh nghiệp nỗ lực tìm nhiều cách để kéo giảm giá thành

Theo khảo sát của các hiệp hội ngành hàng với hơn 11.000 doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh trong quý III/2021 thì có đến 85% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Riêng với các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống thì bài toán này càng khó gỡ hơn trong xu hướng “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Văn Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản - Vissan cho biết: Người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu làm sức bán ra của doanh nghiệp giảm bình quân từ 10-20%, thậm chí 30% so với trước dịch.

Theo ông Dũng, các doanh nghiệp thực phẩm như Vissan đang ở cửa giữa (tức là giá đầu vào tăng bình quân khoảng 15%) nếu tăng giá bán thì người tiêu dùng không mua. Vì thế dù cho phí chống dịch tăng, chi phí sản xuất tăng nhưng doanh nghiệp đành phải giảm lợi nhuận để kích cầu tiêu dùng.

Ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng giám đốc Công ty sản xuất thương mại Tân Quang Minh chia sẻ, thời gian qua giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã tăng rất mạnh, có loại tăng 6-7%, có loại tăng đến hơn 60%, điều đó có nghĩa giá thành sản phẩm cũng bị đội lên theo.

Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh thế này chúng tôi phải tính toán, cố gắng hết sức, giữ nguyên giá như giá đã bán ra trong năm 2021.

Cùng với việc giữ nguyên giá bán, nhiều doanh nghiệp khác hiện nay như Tân Quang Minh, Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt… cho biết đang phải tăng lượng hàng bán ra để bù vào lợi nhuận sụt giảm.

Theo bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân, để bù đắp cho lợi nhuận sụt giảm công ty đang phải tăng sản lượng bán ra bằng cách thực hiện một số đợt khuyến mãi, tham gia các hội chợ. “Việc khuyến mãi là một hình thức kích cầu hiệu quả, giúp chúng tôi bán tốt hơn trong bối cảnh hiện nay”- bà Phạm Thị Huân cho biết.

Ngoài những giải pháp trên, để hỗ trợ doanh nghiệp thực phẩm, nhiều ý kiến cho rằng, Sở Công Thương các địa phương trên cả nước cần có sự kết nối chặt chẽ với nhau để bảo đảm vấn đề logistics thuận lợi để giúp lưu thông hàng hóa thuận tiện, từ đó giảm bớt chi phí không đáng có cho doanh nghiệp.

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho rằng: 80% doanh nghiệp của hiệp hội chúng tôi không tăng giá bán. Thậm chí chúng tôi còn giảm giá, khuyến mại và bán lỗ để kích cầu thị trường. Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp cũng chủ động triển khai bán hàng đa kênh, chú trọng các hình thức bán hàng online với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu trong dịp Tết.