Hơn 80% doanh nghiệp quy mô lớn thực hiện đổi mới sản phẩm từ Chương trình 712

PV.

Trong năm 2019 - 2020, 278 mô hình/doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đầu tư chuyển đổi số hệ thống quản trị, quản lý...

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đó là một trong những lợi ích to lớn mà doanh nghiệp (DN) được hưởng lợi từ việc tham gia Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành công nghiệp đến năm 2020" do Bộ Công Thương triển khai.

Sau gần 9 năm triển khai Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành công nghiệp đến năm 2020", DN được tiếp cận các hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế (ISO 9.000, ISO 14.000) và hệ thống công cụ cải tiến cơ bản như 5S, Lean hoặc Lean 6 Sixma...

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc triển khai dự án đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa tại DN. Mặc dù về số lượng, các mô hình triển khai tại DN chưa nhiều nhưng mức độ tác động và lan tỏa từ chương trình nói chung và hoạt động của dự án nói riêng rất tích cực.

Trong năm 2019 - 2020, Bộ Công Thương triển khai 278 mô hình/DN được hướng dẫn áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đầu tư chuyển đổi số hệ thống quản trị, quản lý, giao mới. Năm 2020, dự kiến sẽ có 100 - 120 DN thực hiện.

Việc triển khai Dự án đã mang lại những lợi ích kép đối với DN. Theo đó, DN tích cực thực hiện các biện pháp để cải thiện kết quả hoạt động với hơn 60 - 80% thực hiện ba hoạt động đổi mới. Quy mô DN tỷ lệ thuận với tần suất thực hiện các hoạt động đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, trong đó, hơn 80% DN quy mô lớn có tham gia vào một hoạt hoạt động đổi mới sản phẩm hoặc quy trình và gần 50% mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các DN quy mô vừa và nhỏ, con số này dao động từ 50% và 17 - 18%.

Các mô hình điểm triển khai tại DN đã mang lại hiệu quả rõ nét, như tại Công ty Cổ phần may Nam Hà, thời gian làm mẫu đã được rút ngắn từ 44 giờ/mã hàng xuống còn 32 giờ/mã hàng. Năng suất lao động tại phân xưởng may tăng 20 - 30%, lỗi trong công đoạn giảm từ 10% xuống còn 5%.

Việc triển khai Dự án đã mang lại những lợi ích kép đối với DN. Theo đó, DN tích cực thực hiện các biện pháp để cải thiện kết quả hoạt động với hơn 60 - 80% thực hiện ba hoạt động đổi mới. Quy mô DN tỷ lệ thuận với tần suất thực hiện các hoạt động đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, trong đó, hơn 80% DN quy mô lớn có tham gia vào một hoạt hoạt động đổi mới sản phẩm hoặc quy trình và gần 50% mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các DN quy mô vừa và nhỏ, con số này dao động từ 50% và 17 - 18%.

Còn tại Tổng công ty May Đức Giang và 5 DN thành viên, sau khi áp dụng Lean đã giúp DN nâng cao năng suất lao động bình quân từ 8 - 10% và giảm tỷ lệ hàng lỗi hỏng trên chuyền từ 15 - 25% xuống còn 10 - 12%.

Theo nhận định của chuyên gia, Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp" đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các mô hình điểm. Cụ thể, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, công cụ cải tiến chất lượng tiên tiến.

Đối với vấn đề chất lượng, nội dung ưu tiên là tập trung xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý sản phẩm hàng hóa của các cơ quan quản lý mà quan trọng hơn là một trong những định hướng quan trọng để cải tiến và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp.