Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sau đại dịch Covid - 19

Hương Giang

Sau dịch Covid-19, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là rất lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi còn hạn chế về nguồn vốn, nhân lực và thị trường. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, Chính phủ, các bộ, ngành đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sau đại dịch Covid.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng của toàn Ngành đến đầu tháng 5/2020 tăng khoảng 1,2%, tuy nhiên khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại giảm 0,8%. Điều này cho thấy, DNNVV là đối tượng đang bị tác động nặng nền bởi đại dịch Covid-19, nhất là thiếu hụt về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanhmột trong những tác động nặng nề do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đến các DNNVV là sự thiếu hụt dòng tiền và điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

Những hệ lụy từ đại dịch Covid-19 để lại cho nền kinh tế nói chung và DNNVV nói riêng là rất lớn. Riêng đối với DNNVV vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, bởi vậy rất cần những chính sách hỗ trợ vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Để DNVVN thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn hỗ trợ cho DNNVV giai đoạn hậu dịch Covid-19. Cụ thể, ngày 12/3/2020, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN yêu cầu tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Triển khai chỉ đạo của NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19.

Ngay từ đầu tháng 7/2020, NHNN đã chủ động điều chỉnh tín dụng hỗ trợ phục vụ cho tăng trưởng, trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại (NHTM), kể cả NHTM có vốn Nhà nước hay NHTM cổ phần tư nhân đã thực hiện điều chỉnh tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn so với nhu cầu.

Bên cạnh đó, các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng gần 260.000 khách hàng với dư nợ gần 180.000 tỷ đồng; miễn giảm và hạ lãi suất cho khoảng 421.000 khách hàng với dư nợ gần 1,3 triệu tỷ đồng; cho vay mới khoảng 1,1 triệu tỷ đồng cho gần 240.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn từ 0,5-2,5%/năm so với trước dịch.

Cùng với đó, các TCTD cũng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 260.000 khách hàng với dư nợ gần 180.000 tỷ đồng; miễn giảm và hạ lãi suất cho khoảng 421.000 khách hàng với dư nợ gần 1,3 triệu tỷ đồng; cho vay mới khoảng 1,1 triệu tỷ đồng cho gần 240.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn từ 0,5-2,5%/năm so với trước dịch.

Tính đến tháng 4/2020, các TCTD bước đầu đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 52.000 khách hàng với số tiền gần 18.000 tỷ đồng; thực hiện miễn, giảm lãi cho gần 6.500 khách hàng với dư nợ gần 126.000 tỷ đồng; cho vay mới 165.208 tỷ đồng với 354.286 khách hàng. Dư nợ của toàn ngành tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến, chế tạo (60.000 tỷ đồng); bán buôn bán lẻ (43.000 tỷ đồng); nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (16.000 tỷ đồng)...