Nikkei: Chợ truyền thống "hạ gục" nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Theo Hạ Thương/thoidai.com.vn

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, chợ truyền thống vẫn tồn tại và "hạ đo ván" không ít siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, theo hãng tin Nhật Nikkei.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tầng lớp trung lưu tăng lên kéo theo sự ra đời của loạt chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trước tình hình đó, tiểu thương tại các khu chợ truyền thống, dù vẫn là kênh bán hàng quan trọng, đã phải sử dụng thêm phương tiện truyền thông xã hội, xây dựng website và bán trực tiếp cho các nhà hàng.

Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Việt Nam từ khoảng 2.600 đô la đang gần ngưỡng 3.000 đô la, kéo theo thói quen tiêu dùng cũng thay đổi mạnh mẽ.

Dù vậy, trong bối cảnh thị trường bán lẻ khá sôi động, số lượng các khu chợ truyền thống vẫn không thay đổi nhiều so với năm năm trước, khoảng 8.500 (dữ liệu từ văn phòng thống kê của Việt Nam).

Chợ Giảng Võ, một khu chợ nhộn nhịp nằm giữa trung tâm Hà Nội là ví dụ rõ nét của xu hướng trên. Cá và gà tươi được làm sạch sẵn, chỉ chờ những vị khách đã đặt hàng trước qua lấy. Khu chợ với khoảng 100 gian hàng này nổi tiếng với thực phẩm tươi, so với thịt cá đông lạnh được bày bán trong siêu thị.

Nguyễn Hoài Thu, một nhân viên ngân hàng 35 tuổi và là bà mẹ hai con, cho biết chị đi chợ hàng ngày bởi có nhiều sự lựa chọn và rẻ hơn siêu thị 20-30%.

Một cuộc khảo sát bởi công ty nghiên cứu Nielsen vào năm 2018 cho thấy, trung bình, người Việt Nam đi chợ khoảng 19 lần một tháng, so với 10 lần đi mua sắm tại siêu thị và các cửa hàng bán lẻ.

Một cuộc khảo sát khác cho biết, người Việt Nam chỉ chi tiêu một phần ba đến một nửa số tiền tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Điều này chứng tỏ, chợ truyền thống vẫn là nơi mọi người tìm đến nhiều hơn khi mua các mặt hàng nhỏ.

Dương Thị Lý, chủ một cửa hàng cho biết, doanh số đã giảm khoảng 3% mỗi năm trong vòng 5 năm nay. Lý nói bây giờ cô ấy “tiếp thị tích cực hơn”. Ngoài việc đăng ảnh hàng ngày lên Facebook, cô nhắn tin cho khách hàng qua phương tiện truyền thông xã hội và thúc đẩy dịch vụ giao hàng.

Chợ Bến Thành tại phía Nam TP. Hồ Chí Minh, một địa điểm rất nổi tiếng với du khách nước ngoài, nhưng họ cảm thấy khó khăn khi trả giá. Kể từ khi chợ liệt kê các sản phẩm và giá cả lên website, khách du lịch đã dễ dàng hơn khi trả giá với chủ các cửa hàng.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2017 có chưa đến 1.000 siêu thị trên cả nước, nhưng tầng lớp trung lưu gia tăng đang tạo ra nhu cầu nhiều hơn.

Nhà bán lẻ lớn nhất trong nước, Vingroup, có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng siêu thị của mình lên 200 vào năm 2020 và tăng gấp đôi số cửa hàng tiện lợi lên khoảng 4.000 so với cùng kỳ.

Thị trường bán lẻ sôi động cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tập đoàn Sumotimo Nhật Bản năm ngoái đã mở siêu thị đầu tiên tại Việt Nam, trong khi người đồng hương Aeon Mall sẽ tăng số lượng trung tâm thương mại của mình.

Mặc dù tăng trưởng hàng năm vững chắc 5-10%, kinh doanh bán lẻ gặp nhiều khó khăn. Giá thuê tại TP. Hồ Chí Minh thuộc hàng đắt đỏ nhất Đông Nam Á, làm giảm thu nhập của công ty bán lẻ. Đơn vị bán lẻ của Vingrroup đã chịu khoản lỗ hàng chục hàng trăm triệu đô la trong năm tài khóa 2017.

Chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật Bản Seven-Eleven, một đơn vị của Seven-I-Holding, cũng cảm thấy đau đớn. Công ty mở cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh năm 2017 với kế hoạch mở rộng khoảng 100 cửa hàng. Nhưng sau ba năm, vẫn chỉ có chưa đến 30 cửa hàng thuộc thương hiệu này nằm rải rác trên cả nước.

Giám đốc điều hành bán lẻ FujiMart Việt Nam Keisuke Hitotsumatsu cho biết: "Trong thời gian này, chúng tôi phải cạnh tranh với chợ truyền thống, thay vì các siêu thị khác."