Thêm cơ chế, tăng tốc độ

THS. NGUYỀN DUY LONG, Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính

(Tài chính) Sau hơn 7 năm hoạt động, để tiếp tục phát huy mô hình hoạt dộng của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) theo Kết luận sô 78- KL/TW ngày 26/7/2010 của Bộ Chính trị, ngày 01/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC.

Thêm cơ chế, tăng tốc độ
Nghị định 151/2013/NĐ-CP đã tạo cơ chế đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp chuyển giao cho SCIC. Nguồn: internet

Nghị định mới được ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2013 với nhiều cơ chế mới mang tính đặc thù phù hợp hoạt động thực tiễn gắn với chức năng nhiệm vụ của SCIC.

Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 151/2013/NĐ-CP là tạo cơ chế đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp chuyển giao cho SCIC.

Nghị định nêu rõ, việc bán vốn của SCIC phải đảm bảo thực hiện 04 nguyên tắc sau:

(i) Theo đứng tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định và Kế hoạch bán vôn được Hội đồng thành viên ban hành;

(ii) Bảo toàn, phát triển giá trị vốn nhà nước đã giao cho Tổng công ty;

(iii) Đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với quy định của pháp luật, lạo diều kiện để doanh nghiệp phát triển;

(iv) Để tránh thất thoát vốn và lài sản nhà nước, lạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất giao theo quy định của pháp luật.

Về hình thức bán vốn, Nghị định đã quy định rõ Tổng công ty áp dụng các hình thức bán vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ của Tổng công ly, gồm: (1) Các phương thức giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán; (2) Đấu giá công khai; (3) Chào bán cạnh tranh; (4) Bán thoả thuận theo các quy định điều kiện cụ thể; và (5) các hình thức khác theo quy định cửa pháp luật.

Về cơ chế bán vốn, Nghị định xác định rõ việc bán vốn của SCIC tại các doanh nghiệp Tổng công ty tiếp nhận quyền chủ sở hữu nhà nước là nhằm mục tiêu tiếp tục cổ phần hóa, giảm vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, không phải là bán vốn của cổ đông sáng lập và không phải thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng.

Nghị định cũng đã giao quyền cho Tổng công ty được thực hiện đấu giá bán cả lô cổ phần sau khi Hội đồng thành viên phê duyệt đổ đảm hảo thành công khi cần bán hết vốn tại doanh nghiệp và Tổng công ty được áp dụng chính sách khuyến khích đối với các công ty tư vấn, môi giới, chứng khoán gắn với thành tích, hiệu quả trong việc bán vốn của Tổng công ty.

Đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, Nghị định quy định Tổng công ty thực hiện bán vốn theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể như:

Một là, Tổng công ty được đấu giá công khai một phần số cổ phần dự kiến bán, dành phần còn lại (tối đa bằng 70% số lượng cổ phần dự kiến bán) để bán thoả thuận cho người lao động hoặc cho cổ đông chiến lược theo giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất.

Từ khi đi vào hoạt động, SCIC đã tiếp nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của trên 950 doanh nghiệp. SCIC đã thực hiện ; tái cơ cấu lại các doanh nghiệp đã tiếp nhận, thực hiện thoái vốn, bàn giao lại cho các Bộ, địa phương và hiện đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại trên 350 doanh nghiệp cổ phần. Theo lộ trình đến năm 2015 dự kiến SCIC chỉ nắm giữ vốn tại khoảng 100 doanh

Hai là, trường hợp bán đấu giá không thành công, Tổng công ty quyết định điều chỉnh giảm giá khởi điểm để đấu giá bán tiếp. Việc giảm giá khởi điểm để đấu giá được thực hiện không quá 3 lần, thời gian giữa các lần điều chỉnh giá không quá 2 tháng. Mức giảm tối đa mỗi lần không quá 10% so với giá khởi điểm lần bán vốn trước đó.

Đối với những trường hợp đặc biệt, có phát sinh làm ảnh hưởng đột biến đến giá trị của công ty như: Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về quyền sử dụng đất; doanh nghiệp gặp rủi ro lớn trong kinh doanh, Tổng công ty được quyền chủ động xác định lại giá khởi điểm trên nguyên tắc phản ánh đủ các yếu tố biến động về giá trị cổ phần.

Ba là, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ và đã thực hiện đấu giá công khai nhưng không có người mua cao hơn hoặc bằng mệnh giá, Tổng công ty được hạ giá khởi điểm thấp hơn mệnh giá để đấu giá bán nhằm thu hồi tối đa phần vốn nhà nước đã đầu tư tại doanh nghiệp.

Bốn là, trường hợp bán đấu giá cổ phần có tổng giá trị theo mệnh giá thấp hơn 10 tỷ đồng hoặc cổ phần ở các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có mệnh giá từ 10 tỷ đổng trở lên thì được thực hiện qua các công ty chứng khoán hoặc do Tổng công ty tự tổ chức đấu giá.

Năm là, về hình thức bán thỏa thuận, Nghị định quy định rõ SCIC được thực hiện trong các trường hợp:

Bán thỏa thuận trong trường hợp đấu giá không thành công hoặc đấu giá bán chưa hết với mức giá không thấp hơn giá khởi điểm khi đấu giá;

Bán thoả thuận sô cổ phần nhà đầu tư trúng đẩu giá nhưng bỏ cọc với mức giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất;

Bán thỏa thuận trong trường hợp người mua là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với nguyên tắc bảo toàn vốn nhà nước theo phương án được Bộ Tài chính chấp thuận;

Thoả thuận hoán đổi cổ phần, vốn góp thuộc sở hữu của Tổng công ty tại các doanh nghiệp theo phương án được Bộ Tài chính chấp thuận;

Bán thỏa thuận theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

Về thẩm quyền quyết định bán vốn, trong Nghị định đã xác định Tổng công ty được quyền chủ động bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân loại doanh nghiệp và danh mục các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ.

Đối với việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước giữ cổ phần chi phối, nếu bán bớt nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì Tổng công ty xem xét, quyết định; trường hợp cần bán vốn dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ cổ phần trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, Tổng công ty báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thực hiện.

Đồng thời, Chính phủ đã giao Hội đồng thành viên Tổng công ty căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và Nghị định này ban hành Quy chế bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Tổng công ty quản lý đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả.

Với những cơ chế quy định trong Nghị định nêu trên về thoái vốn sẽ tạo điều kiện để SCIC triển khai và đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao, tạo điều kiện tích tụ tập trung vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế theo đúng Kết luận số 78-KL/TW ngày 26/7/2010 của Bộ Chính trị.