Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung đang "tăng nhiệt"

Theo VT/thoibaokinhdoanh.vn

Tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như sắp tiến gần đến một thỏa thuận đình chiến thương mại sơ bộ với Trung Quốc. Tuy nhiên, có một mối nguy hiểm sâu xa hơn vẫn còn ở phía trước, đó là cuộc chiến công nghệ, khi hai nước này đua nhau phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Bắc Kinh và Washington dường như đang dọn đường cho một thỏa thuận cắt giảm thuế quan hạn chế . Nguồn: Internet.
Bắc Kinh và Washington dường như đang dọn đường cho một thỏa thuận cắt giảm thuế quan hạn chế . Nguồn: Internet.

Bắc Kinh và Washington dường như đang dọn đường cho một thỏa thuận cắt giảm thuế quan hạn chế khi Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo “hai bên dự kiến sẽ loại bỏ cùng một tỷ lệ thuế quan dựa trên nội dung của thỏa thuận”. Điều này dù chưa thể trở thành một giải pháp tổng thể cho các vấn đề thương mại, nhưng các thị trường tài chính Mỹ coi đây là một tín hiệu tốt lành.

Nguy cơ lớn hơn về chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung đã được nêu rõ trong một báo cáo của Quốc hội hồi năm ngoái, được một ủy ban công bố trong tuần này. Nhiều nhà phân tích an ninh quốc gia Mỹ đang rất quan tâm đến chủ đề chiến lược AI, thậm chí trong bối cảnh cơn bão tin tức về cuộc điều tra Ukraine.

Kế hoạch thống trị AI và các công nghệ quan trọng khác của Trung Quốc đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới hoạch định chính sách và giới lãnh đạo công nghiệp ở Mỹ. Một số người đã thúc đẩy mạnh mẽ những giới hạn về những thứ mà các công ty Mỹ có thể chia sẻ với Trung Quốc, như trong “danh sách các công ty” cấm bán thiết bị cho Huawei, công ty Trung Quốc này đã sẵn sàng thống trị viễn thông 5G. Những người khác cảnh báo rằng một “sự phân tách” trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu như vậy sẽ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung đang "tăng nhiệt" . Nguồn:  Internet
Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung đang "tăng nhiệt" . Nguồn:  Internet
 

Ông Robert O. Work- cựu Thứ trưởng Quốc phòng và từng là phó chủ tịch của Ủy ban - phát biểu trong một cuộc phỏng vấn: “Có lẽ, Ủy ban phải cố gắng kiểm soát giữa sự hợp tác và đối đầu với Trung Quốc”. Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà lãnh đạo của ủy ban này cố gắng tránh một Bức Màn Sắt cộng nghệ, họ cũng đang cố khuyến khích các đồng minh của Mỹ trong số các nền dân chủ phương Tây như Canada, Australia, Anh và các quốc gia châu Âu khác tổng hợp dữ liệu cho một chiến lược AI chung. Báo cáo kêu gọi một “mạng lưới đối tác” chia sẻ dữ liệu, nghiên cứu và nhân tài cũng như chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc “sử dụng AI để xây dựng một quốc gia giám sát tiêu cực”.

Đề xuất về một liên minh AI của thế giới tự do được Tổng thư ký NATO Anders Fogh ủng hộ trong một hội nghị do Ủy ban tổ chức hôm 5/11. Ông lập luận rằng NATO nên tạo ra một ủy ban AI của riêng mình “như một diễn đàn trao đổi dữ liệu” và “để chống lại các chế độ chuyên quyền”.

Thách thức lớn nhất của Lầu Năm Góc trong việc kiểm tra những tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong AI có thể chỉ đơn giản là thu thập những bộ não giỏi nhất ở Mỹ (bao gồm những người làm việc ở đây dù sinh ra ở nước ngoài). Trung Quốc có thể trưng dụng những người tốt nhất và sáng giá nhất của họ; Mỹ thì không. Khó khăn trong việc tranh thủ trí tuệ của Mỹ được minh họa bởi sự “nổi loạn” hồi năm ngoái của những kỹ sư Google, họ từ chối tham gia phát triển một ứng dụng AI của Lầu Năm Góc, được gọi là Dự án Maven.

Cả ông Schmidt và ông Work đều cho rằng các công ty công nghệ và nhân viên của họ giờ đây đã sẵn sàng làm việc với Lầu Năm Góc, miễn sao các dự án là minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng.

Để tăng cường hợp tác như vậy, Ủy ban Đổi mới Quốc phòng, cũng do ông Schmidt đứng đầu, đã dành cả năm qua đi đến các trường đại học hàng đầu của Mỹ để đưa ra một loạt khuyến nghị cho AI “đạo đức”. Những hướng dẫn này, được đưa ra hồi tuần trước, sẽ tạo cơ sở cho cuộc thảo luận tiếp tục với một cộng đồng công nghệ theo bản năng không tin vào các Chính phủ.