Điều gì xảy ra với thị trường nếu Mỹ tăng thuế mới vào ngày 15/12?

Theo Việt Dũng/congthuong.vn

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có loạt động thái áp thuế và đe dọa áp thuế đối với các đối tác thương mại hôm 02/12, đưa ra một lời nhắc nhở cho các nhà đầu tư rằng có một thời hạn thuế quan khác đang xuất hiện với Trung Quốc.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chứng khoán toàn cầu đã đạt được mức cao nhất mọi thời đại vào tháng trước, một phần do sự lạc quan rằng ít nhất một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra. Trong khi đó, thời khắc đến ngày 15/12 càng gần, mối đe dọa về việc chính quyền Trump sẽ áp thuế 15% đối với 160 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc đang ngày càng hiện hữu. Nếu thuế quan thực sự có hiệu lực vào thời hạn này sẽ là một cú sốc lớn đối với sự đồng thuận thị trường.

Với khoảng hai tuần vừa qua để thương lượng với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump hôm 02/12 đã bất ngờ áp thuế nhôm, thép đối với Brazil và Argentina đồng thời đưa ra các đề xuất thuế đối với Pháp như một hình phạt đối với thuế dịch vụ kỹ thuật số mà Pháp áp dụng với các công ty công nghệ lớn của Mỹ.

Lời nhắc nhở của Tổng thống Trump về thuế quan đủ để kích hoạt đợt bán tháo lớn nhất ở Phố Wall trong tám tuần qua - với một chút trợ giúp từ báo cáo sản xuất yếu của Mỹ. Quan điểm của một số người tham gia thị trường về những gì sẽ xảy ra nếu thuế quan đối với Trung Quốc bắt đầu vào ngày 15/12 khá đa dạng.

Điều gì xảy ra với thị trường nếu Mỹ tăng thuế mới vào ngày 15/12? - Ảnh 1

“Tương lai ảm đạm” là cảm nhận của các nhà đầu tư khi những gì xảy ra gần đây làm cho thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung trở nên tốn kém hơn. Sự ảm đạm này có thể kéo dài trong thời gian ngắn, một đến hai tháng.

Năm 2019 sắp kết thúc và triển vọng của một thỏa thuận thương mại sẽ xa vời hơn, đó là thời gian để các nhà đầu tư chấp nhận một chút rủi ro. Có vẻ như sẽ có đòn bẩy vào đầu năm tới với kịch bản tốt nhất. Thông điệp gửi đến các nhà đầu tư là có thể cắt giảm một chút vốn chủ sở hữu, hoặc chắc chắn không đuổi theo thị trường trong giai đoạn này. Sẽ thực hiện như vậy trong vài tuần tới nếu thấy mức giảm từ 5 - 7%. Về lâu dài, vẫn có ý kiến lạc quan rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó. Điều đó sẽ làm giảm sự không chắc chắn và giúp nền kinh tế toàn cầu vận hành tốt.

Đã có rất nhiều sự lạc quan được xây dựng xung quanh một thỏa thuận thương mại và nó vẫn là thứ sẽ cân nhắc trên thị trường trong những tháng tới. Trong thời gian chờ đợi, các chuyên gia cho rằng cần nhìn thấy nhiều hơn trong nền kinh tế toàn cầu để thực sự bù đắp một số điều không chắc chắn đó.

Áp lực thuế quan được mới đối với Nam Mỹ và châu Âu có thể là một nỗ lực để củng cố hình ảnh của Tổng thống Trump với công cụ thuế quan hữu hiệu trước khi ký một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Với nền kinh tế đang trong tình trạng rất tế nhị, nếu điều này xảy ra, nó sẽ làm tăng nghiêm trọng nguy cơ suy thoái - và Nhà Trắng sẽ muốn tình hình này diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 vào năm tới.

Ngay cả khi có một thỏa thuận thương mại, nó không giải quyết được hầu hết các vấn đề mà Mỹ vẫn gặp phải với Trung Quốc, đó là điều mà thị trường sẽ phải phản ánh kịp thời. Trên thực tế, nó có thể làm cho mối quan hệ trở nên khó quản lý hơn, bởi vì thuế quan được loại bỏ khỏi bàn đàm phán.

Thời gian hiện tại dường như đang bỏ qua cơ hội để có được một thỏa thuận trong năm nay, do liên quan đến việc thiết lập một cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung. Điều mang lại sự an ủi là các ngân hàng trung ương toàn cầu đã nới lỏng chính sách và bơm thanh khoản, hoãn lại cuộc suy thoái mà các nhà đầu tư đã lo lắng.