Giá dầu của Mỹ đã giảm về sát mốc 10 USD/thùng

Theo Phương Minh/plo.vn

Phiên giao dịch ngày 31/3, giá dầu Mars US của Mỹ đã rớt hơn 30% giá trị xuống chỉ còn 10,59 USD/thùng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tuy nhiên, giá dầu mang tính phổ biến trên thế giới là dầu Brent tăng thêm 0,78 USD lên mức 27,20 USD; kế tiếp là giá dầu Opec ở mức 24,26 USD.

Nguyên nhân giá dầu suy giảm chủ yếu do nhu cầu giảm chưa từng có. Trang chuyên về giá dầu Oilprice.com cho biết vào tháng 3, nhu cầu dầu giảm 10,5 triệu thùng/ngày và sang tháng 4, nhu cầu này còn suy giảm mạnh mẽ hơn với 18,7 triệu thùng/ngày.

Tờ The Economist (Mỹ) dẫn lời các nguồn tin rằng hệ thống kho dự trữ chiến lượng của Mỹ đã đầy 90% và có thể khó tiếp tục duy trì nguồn dự trữ để hỗ trợ giá.

Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng cuộc chiến giá dầu giữa Nga và khối Ả Rập cũng không có nhiều giá trị trong việc giảm giá dầu do các nền kinh tế lớn trên thế giới gặp khó khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nhất là máy bay giảm mạnh.

Goldman Sachs cho rằng tiếp tục dịch COVID chưa được kiểm soát thì nhu cầu dầu của ngành hàng không và vận tải sẽ không bao giờ quay trở lại mốc tiêu thụ 16 triệu thùng/ngày.  

"Nhưng với việc nhu cầu giảm khiến nhiều mỏ khai thác đóng cửa thì vài năm đến lại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dầu" - Goldman Sachs nói.

Trong một báo cáo vừa phát hành của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết giá dầu Brent thường được tham khảo chính khi tính giá, chiếm đến gần 70%, giảm mạnh từ 50%-60% so với đầu năm.

Giá dầu Brent từ 66 USD/thùng từ ngày 31/12/2019 xuống còn 27 USD/thùng ngày 27/3/2020, giảm 59%, thấp hơn mức đáy cuối tháng 1/2016. 

BIDV cho rằng có hai nguyên nhân c-hính cho việc giảm mạnh giá dầu là do nhu cầu xăng dầu sụt giảm do thực trạng và triển vọng kinh tế ảm đạm; các nước OPEC và Nga không đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu khai thác, mà sẽ hết hạn vào ngày 31/3/2020, do Nga từ chối đề xuất cắt giảm thêm.