Giá dầu giảm tuần thứ 2 liên tiếp bởi nỗi lo kinh tế thế giới suy thoái

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn

Chủ tịch Fed nói việc NHTW tập trung vào ngăn chặn lạm phát không hề đi kèm điều kiện nào, tuyên bố khiến nhà đầu tư lo sợ về khả năng sẽ có thêm các đợt nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu tăng hơn 3USD/thùng, giá dầu được hỗ trợ bởi thông tin về nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, nếu tính cả tuần, giá dầu như vậy có tuần sụt giảm thứ 2 liên tiếp bởi những nỗi lo cho thấy rằng lãi suất tăng cao có thể đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 3,07USD tương đương 2,8% xuống còn 113,12USD/thùng trên thị trường London. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 3,35USD/thùng tương đương 3,2% lên 107,62USD/thùng.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đang đưa ra quan điểm vô cùng cứng rắn, nó không khỏi ảnh hưởng đến sự tăng giá của dầu, tuy nhiên tâm lý đang có phần thay đổi bởi số liệu kinh tế vẫn tích cực”, chuyên gia tại quỹ Again Capital LLC – ông John Kilduff phân tích.

Vào ngày thứ Năm, chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng việc ngân hàng trung ương tập trung vào ngăn chặn lạm phát không hề đi kèm điều kiện nào, tuyên bố này không khỏi khiến nhà đầu tư lo sợ về khả năng sẽ có thêm các đợt nâng lãi suất cơ bản đồng USD.

Kết quả khảo sát vào ngày thứ Sáu cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ rơi xuống mức thấp kỷ lục tỏng tháng 6/2022 ngay cả khi mà triển vọng lạm phát cải thiện nhẹ.

Căng thẳng Nga – Ukraine đã khiến cho nguồn cung dầu ngày một trở nên thiếu thốn trong năm nay khi mà nhu cầu phục hồi từ sau đại dịch COVID-19, giá dầu hiện đang lên ngưỡng cao chưa từng có trong lịch sử là 147USD/thùng từng được thiết lập vào năm 2008.

Giá dầu đồng thời tăng còn bởi thông tin về khả năng nguồn cung dầu từ Libya bị chặn lại hoàn toàn do những bất ổn. Trong ngày thứ Năm, Bộ trưởng Năng lượng Libya nói rằng ông không thể tiếp cận được với các số liệu liên quan đến sản xuất năng lượng. Thị trường vì vậy không khỏi hoài nghi về các chỉ số công bố vào tuần trước.

Chuyên gia thuộc công ty môi giới năng lượng PVM, ông Stephen Brennock, khẳng định rằng nỗi sợ suy thoái kinh tế hiện đang áp đảo tâm lý của nhà đầu tư, đồng thời hiện đang có sự đồng thuận rằng nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao và nguồn cung hạn chế trong những tháng mùa hè lên mạnh sẽ giúp chặn đà suy giảm của giá dầu.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, vốn được biết đến với cái tên OPEC+, dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày 30/6/2022 và nhiều khả năng nhóm này sẽ vẫn duy trì kế hoạch chỉ tăng nhẹ quy mô sản xuất năng lượng trong tháng 7 và tháng 8/2022.

 

Các doanh nghiệp năng lượng Mỹ trong tuần này đã đưa vào hoạt động thêm nhiều giếng dầu và khí đốt tự nhiên. Như vậy số lượng các giếng dầu được đưa vào khai thác mới đã tăng 23 tuần liên tiếp, giá dầu cao khiến cho thêm nhiều doanh nghiệp đưa ra quyết định này, theo Baker Hughes.

Kinh tế Mỹ và các nước châu Âu chững lại đáng kể trong tháng 6/2022 khi mà giá cả các sản phẩm năng lượng và thực phẩm tăng cao khiến cho nhu cầu đối với hàng hóa dịch vụ giảm sút, theo kết quả các cuộc khảo sát doanh nghiệp. Thực tế này làm tăng rủi ro suy thoái kinh tế trên khắp thế giới, theo nội dung bài báo mới được WSJ đăng tải.

Các số liệu mới nhất về sản xuất và dịch vụ cho thấy triển vọng kinh tế tại cả châu Âu và Mỹ đều u ám. Căng thẳng Nga – Ukraine đã gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lạm phát cao lây lan khắp thế giới.

Nhiều nền kinh tế hiện vẫn đang đương đầu với các vấn đề về gián đoạn chuỗi cung ứng, triển vọng lãi suất cao không khỏi gây tổn hại đến đầu tư kinh doanh. Châu Âu hiện đang đương đầu với áp lực lớn từ khả năng mùa đông năm nay sẽ vẫn tiếp tục thiếu năng lượng.

Vào ngày thứ Năm, chính phủ Đức chính thức khởi động giai đoạn 2 trong kế hoạch 3 bước nhằm đương đầu với tình trạng thiếu hụt các sản phẩm khí đốt trong mùa đông năm nay, Đức như vậy tiến gần hơn đến việc sẵn sàng các kế hoạch dự phòng. Các chuyên gia kinh tế lo ngại bối cảnh này sẽ không khỏi tạo ra cú sốc lớn tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Theo số liệu của S&P Global, các chỉ số quản trị sức mua hàng tại Mỹ, chỉ số đo lường hoạt động sản xuất và dịch vụ, giảm xuống còn 51,2 điểm trong tháng 6/2022 từ mức 53,6 điểm của tháng trước đó, đây cũng là ngưỡng thấp nhất trong 5 tháng.

Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, chỉ số này giảm xuống còn 51,9 điểm của tháng 6/2022 từ mức 54,8 điểm của tháng 5/2022 – thấp nhất trong 16 tháng. Ngưỡng 50 phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.

Kết quả các cuộc khảo sát cho thấy sự chững lại của nhóm nền kinh tế lớn nhất thế giới khi mà người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ đương đầu với áp lực giá cả leo thang và lãi suất tăng cao. Doanh số bán lẻ tại Mỹ tháng 5/2022 ghi nhận tháng giảm đầu tiên trong năm nay, doanh số bán nhà đang sử dụng trong khi đó đã giảm 4 tháng liên tiếp, lãi suất cho vay thế chấp thời hạn 30 năm tăng lên mức 5,81% trong tuần kết thúc vào ngày thứ Năm tuần này và chạm ngưỡng cao nhất tính từ năm 2008, theo tính toán của Freddie Mac. Thị trường lao động vẫn thiếu lao động dù có dấu hiệu tăng trưởng chững lại.