Lụn bại cùng ngành ô tô

Detroit từng có biệt danh “Motor City”, là cái nôi của 3 đại gia (Big Three) trong ngành xe hơi gồm: Ford, Chrysler, General Motors. Sự thịnh vượng của Detroit gắn kết mật thiết với sự phát triển ngành công nghiệp ô tô. Khi dân số thành phố chạm ngưỡng cao nhất là 4,4 triệu người thì 90% trong số đó kiếm sống trực tiếp hoặc gián tiếp bằng ngành ô tô.

Trước kia, khi nền kinh tế có mức tăng trưởng tốt thì thu nhập từ thuế của chính phủ cũng cao, đầu tư ngược lại vào cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội, dẫn đến thành phố Detroit sạch đẹp, người từ khắp nơi kéo về Detroit để tận hưởng một cuộc sống trong mơ.

80% kinh tế Detroit phụ thuộc vào ô tô và dĩ nhiên, việc lệ thuộc trong thời gian dài sẽ đem lại những nguy hiểm khó lường. Ngành công nghiệp ôtô Mỹ lâm vào khủng hoảng, đỉnh điểm là năm 2008 với những khoản lỗ khổng lồ của Big Three đã đẩy Detroit đến bờ vực phá sản.

Quan điểm của chính quyền Mỹ ban đầu là không có ý định cứu ngành ôtô và chủ trương để cho phá sản. Tuy nhiên, nếu xóa sổ Big Three thì nước Mỹ sẽ mất khoảng 3 triệu việc làm, thu nhập cá nhân ở nước này sẽ giảm 151 tỷ USD năm thứ nhất, 398 tỷ USD trong 3 năm... Do đó, chính quyền Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch cứu 3 hãng ôtô lớn nhất của nước này để cứu nền kinh tế chung.

Tái cơ cấu nghiêm túc, quyết liệt đã giúp General Motors, Ford và Chrysler phục hồi trở lại nhanh chóng. Tuy nhiên, khi kinh tế khó khăn và trong quá trình tái cơ cấu, nhiều bộ phận của các hãng xe đã chuyển nhà máy khỏi Detroit tới các thành phố khác hoặc ngưng hoạt động. Dân số Detroit đã sụt giảm mạnh, từ khoảng 2 triệu người (1950) xuống còn chưa đầy 700.000 người hiện nay. Nguồn thu từ thuế đã giảm sút nghiêm trọng, khiến thu không đủ chi và thành phố phải vay nợ.

Ở Mỹ, hiện có 90.000 thành phố, quận, huyện đang phải vật lộn với tình hình tài chính khó khăn. Nhiều thành phố cũng đang bên bờ phá sản. Câu chuyện Detroit cho thấy các thành phố cần đưa ra chiến lược phát triển mới, phong phú hóa ngành sản xuất và đẩy mạnh sức cạnh tranh của doanh nghiệp, quản lý tài chính hiệu quả...

Quản lý tài chính yếu kém

Một nguyên nhân khác gây ra thảm họa phá sản của Detroit là khả năng quản lý tài chính yếu kém của các nhà điều hành thành phố. Phúc lợi được đặt ra quá cao trong khi nợ quá nặng gây ra sự mất cân bằng. Những khoản đầu tư tài chính của các nhà điều hành cũng không hiệu quả. Nhiều nhà lãnh đạo còn chọn giải pháp phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ cho đầu tư vào các dự án hay thị trường tài chính. Các khoản đầu tư không hiệu quả đã dẫn đến kiện tụng và kết quả cuối cùng là Detroit vỡ nợ.

Chính quyền thành phốcũng bịảnh hưởng của một loạt bê bối tham nhũng. Một cựu thị trưởng Detroit cũng đang bị ngồi tù vì biển thủ hàng triệu USD công quỹ.

Giải pháp khắc phục

Giải pháp xin bảo hộ phá sản là bước đi cuối cùng nhằm khôi phục lại thành phố Detroit. Khác với các vụ phá sản tập đoàn và công ty, lịch sử nước Mỹ chứng kiến rất ít các trường hợp phá sản cấp thành phố. Điều này đồng nghĩa với việc vụ Detroit sẽ không có các quy tắc tiền lệ. Washington sẽ không để Detroit lâm vào tình thế sụp đổ hoàn toàn nhưng quá trình cơ cấu để hồi phục có thể sẽ kéo dài từ 1 - 3 năm, với nhiều tốn kém. Nó sẽ bao gồm tư nhân hóa các dịch vụ, bán các tài sản của Thành phố và thay đổi hợp đồng lao động mà các công đoàn đã thỏa thuận trước đây...

Bài học từ nước Mỹ

Hải An

(Tài chính) Sau nhiều thập kỷ vật lộn với suy thoái, quản lý yếu kém và để lại khoản nợ lên tới 18 tỷ USD, thành phố Detroit của Mỹ ngày 18/7/2013 đã đệ đơn lên tòa án bang Michigan xin bảo hộ phá sản. Câu chuyện Detroit để lại nhiều bài học cho các thành phố khác ở Mỹ.

Xem thêm

Video nổi bật