Sản lượng ô tô toàn cầu năm 2021 sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Tình trạng thiếu chip sẽ không được giải quyết cho đến nửa sau năm 2022. Triển vọng bi quan này có thể coi như cung cấp thêm bằng chứng cho việc cuộc khủng hoảng chip còn lâu mới qua đi.

Ảnh: CNBC
Ảnh: CNBC

Tình trạng thiếu các sản phẩm bán dẫn trên toàn cầu sẽ khiến sản lượng ô tô trên khắp thế giới giảm khoảng 7,1 triệu chiếc trong năm nay, tình trạng gián đoạn liên quan đến đại dịch COVID-19 sẽ còn ảnh hưởng đến ngành sang đến tận năm sau, theo nhận định của IHS Markit.

Trong báo cáo mới công bố vào ngày thứ Năm, tình trạng thiếu chip sẽ không được giải quyết cho đến nửa sau năm 2022. Triển vọng bi quan này có thể coi như cung cấp thêm bằng chứng cho việc cuộc khủng hoảng chip còn lâu mới qua đi. Nghiên cứu của IHS Markit trong khi đó chưa tính đến việc Toyota Motor cắt giảm sản lượng tại 14 nhà máy trong tháng tới và giảm quy mô sản xuất khoảng 40%.

Chuyên gia phân tích của IHS, ông Mark Fulthorpe và Phil Amsrud, trong báo cáo của mình đã nhấn mạnh: “Tình hình hiện nay sẽ vẫn đầy thách thức. Chúng tôi đang chứng kiến thêm nhiều sự biến động do các biện pháp phong tỏa bị áp dụng trên quy mô lớn ở Malaysia nơi mà hoạt động sản xuất chip công nghệ cao và xét nghiệm được tiến hành”.

Tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 thấp và tỷ lệ lây nhiễm tăng cao tại khu vực Đông Nam Á đang khiến cho nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm bán dẫn phải đóng cửa, theo phân tích của IHS. Vào ngày thứ Tư, Ford Motor công bố sẽ tạm ngưng hoạt động nhà máy sản xuất xe tải gần thành phố Kansas, bang Missouri từ tuần sau do tình trạng thiếu chip, kết quả trực tiếp từ đại dịch Covid-19.

Toyota, doanh nghiệp vốn đã dự trữ nguồn cung chip khá đầy đủ và không phải đương đầu quá nhiều với tình trạng gián đoạn sản xuất, mới đây cũng đã buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất bởi lý do biến chủng delta lây lan mạnh.

Giám đốc quản lý thu mua tại Toyota, ông Mark Fulthorpe and Phil Amsrud, nhận xét: “Tại khu vực Đông Nam Á, tình trạng đại dịch Covid-19 lây lan mạnh và các biện pháp phong tỏa đang ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà cung cấp nội địa cho chúng tôi”.

IHS dự báo cuộc khủng hoảng chip sẽ có thể khiến cho quy mô hoạt động sản xuất ngành ô tô toàn cầu sẽ chứng kiến tình trạng giảm sản lượng khoảng 6,3 triệu chiếc cho đến 7,1 triệu chiếc trong năm nay, không tính đến việc Toyota cắt giảm sản lượng, chỉ trong riêng quý 3/2021, sản lượng ô tô toàn cầu có thể giảm 2,1 triệu chiếc do tình trạng thiếu nguồn cung.

Cũng theo IHS, dự kiến sẽ phải chờ đến quý II/2022 mới có thể biết đến sự bình ổn về nguồn cung, các nỗ lực bình ổn nguồn cung dự kiến chỉ có thể bắt đầu từ nửa sau năm 2022.

Mặc dù nhu cầu chip của phần lớn các ngành đều bị cắt giảm trong năm 2020, thế nhưng cầu từ Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu chip số 1 thế giới lại không hề giảm, thậm chí người Trung Quốc thu gom chip "điên cuồng" hơn thời dịch bệnh.

Sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp các lệnh cấm bán chip cho doanh nghiệp Trung Quốc, nước này đã tăng cường thu mua từ mọi nguồn để phòng ngừa cho rủi ro chuỗi cung có biến động.

Các công ty gia công chip toàn cầu cũng sẽ ưu tiên sản xuất đơn hàng cho Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu đặt hàng chip của các nước khác giảm mạnh. Đây cũng là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến sự thiếu hụt trong nguồn cung chip.

Cuối cùng, ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp điện tử nói chung đã đưa ra các dự báo sai. Sau khi chứng kiến sản xuất ô tô bị đình trệ vào thời kỳ đầu của đại dịch, các nhà sản xuất chip đã chuyển đổi dây chuyền sang cung cấp chip cho các thiết bị công nghệ khác bởi nhu cầu máy tính và thiết bị điện tử tăng do xu hướng làm việc từ xa. Thế nhưng, họ không ngờ rằng không lâu sau, doanh số bán xe đã nhanh chóng phục hồi.