Startup Đông Nam Á triển vọng nhất năm 2022

Theo Mạnh Quân/dangcongsan.vn

2021 là năm mà các nhà đầu tư toàn cầu không chỉ bắt đầu chú ý đến các hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của khu vực mà còn rót tiền vào chúng.

Sau thành công năm 2021, các startup Đông Nam Á tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong năm 2022. Ảnh: Getty
Sau thành công năm 2021, các startup Đông Nam Á tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong năm 2022. Ảnh: Getty

Với sự hậu thuẫn của những đối tác toàn cầu, các quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung thị trường Đông Nam Á như Alpha JWC, AC Ventures và Jungle Ventures đã huy động được lượng vốn lớn nhất.

Theo tờ The Ken, các quỹ của Mỹ như A16z, Valar Ventures, Hedosophia và Goodwater Capital đã có kế hoạch mở văn phòng đại diện khu vực khi các đợt phát hành công khai lần đầu của Grab và Sea kéo theo sự chú ý tới hệ sinh thái khởi nghiệp của Đông Nam Á.

Bản báo cáo toàn diện của Golden Gate Ventures dự đoán xuất hiện số lượng kỷ lục các vụ rút lui chiến lược gồm đầu ra của các startup, có thể là mua bán/sáp nhập hoặc đưa công ty lên sàn chứng khoán, do một phần gia tăng gọi vốn ở các vòng B và C.

Với tư cách là trung tâm tài chính toàn cầu, hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapore đang ở hạng mục riêng so với các nước láng giềng. Indonesia, nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới và là quốc gia Đông Nam Á đông dân nhất với 273,5 triệu người, cũng được chú ý đặc biệt. Cả hai quốc gia đều sản xuất số lượng lớn kỳ lân trong năm 2021. Ở Singapore, Ninja Van, Carousell, Carro và Nium là một trong số các công ty khởi nghiệp đạt được trạng thái kỳ lân.

Trong khi các công ty khởi nghiệp ở Singapore có xu hướng tập trung sang các nước láng giềng trong khu vực (ngoại trừ trường hợp của Nium tập trung vào Mỹ và Mỹ Latinh), thì ngược lại các nhà sáng lập tại Indonesia lại có kế hoạch trung và dài hạn mở rộng ra quốc tế.

Trong khi các công ty khởi nghiệp ở Singapore có xu hướng tập trung vào các quốc gia Đông Nam Á khác (hoặc, trong trường hợp của Nium là Hoa Kỳ và Mỹ Latinh), thì ngược lại, những người sáng lập tại Indonesia có thể có kế hoạch trung hoặc dài hạn để mở rộng ra quốc tế.

Indonesia không chỉ rất rộng lớn mà còn rất phức tạp về mặt địa lý, với hơn 17.000 hòn đảo, trong đó có khoảng 6.000 đảo là có người sinh sống. Các startup có xu hướng ra mắt ở khu vực Greater Jakarta trước khi mở rộng sang các thành phố Cấp 1 khác như Bandung và Surabaya, nhưng nhiều công ty đang chú ý đến các thành phố nhỏ hơn, đặc biệt là các startup lĩnh vực fintech và thương mại điện tử.

Dưới đây là một số lĩnh vực đã thành công vào năm 2021 và đáng để theo dõi vào năm 2022:

Ứng dụng đầu tư

Nhiều ứng dụng đầu tư nhắm đến các nhà đầu tư bán lẻ thế hệ trẻ và lần đầu, đã huy động các vòng đầu tư vốn nhỏ vào đầu năm 2021, trước khi nhanh chóng nhận được nguồn tiền lớn hơn chỉ vài tháng sau đó như Pintu (dự án của Indonesia tập trung lĩnh vực tiền kỹ thuật số), trợ lý robot Bibit, Ajaib và Pluang, Syfe (Singapore).

Trong khi tỷ lệ đầu tư bán lẻ vẫn còn tương đối thấp ở Indonesia, con số đó đang tăng lên do sự quan tâm gia tăng trong việc lập kế hoạch tài chính trong thời kỳ đại dịch và sự phổ biến của những người có ảnh hưởng đến chứng khoán, bất chấp những lo ngại về tính hợp pháp của một số dự án.

Tích hợp fintech sâu hơn, hướng tới khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo số liệu của chính phủ Indonesia, có khoảng 62 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nhưng một số người cho rằng con số này chưa đầy đủ do chưa tính tới các doanh nghiệp gia đình hay cá nhân. Bất kể con số chính xác là bao nhiêu thì các SME này vẫn chủ yếu sử dụng bảng Excel hay sổ giấy để xử lý kế toán và đó chính là cơ hội sinh lời cho các startup công nghệ.

Đáng chú ý nhất là 2 ứng dụng kế toán BukuWarung và KukuKas, đều đã huy động được số vốn đáng kể trong năm nay. 2 công ty khởi nghiệp này giống nhau ở chỗ, ban đầu đều tập trung vào hỗ trợ các SMEs số hoá, rồi sau đó mở rộng danh mục sản phẩm sang các dịch vụ tài chính như cho vay vốn lưu động, sử dụng dữ liệu khách hàng để đánh giá mức độ tín nhiệm.

Một số startup khác lại hướng tới hỗ trợ SMEs trong xử lý các vấn đề quản lý tiền lương như GajiGesa và Wagely.

Thương mại xã hội

Những người sống ở các thành phố lớn nhất của Indonesia có nhiều nền tảng thương mại điện tử để lựa chọn, còn người dân ở khu vực xa xôi ít hơn. Điều này một phần là do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (một số startup đang hướng tới giải quyết các vấn đề này như SiCepat, Advoctics, Kargo và Waresix), dẫn tới việc vận chuyển hàng hoá tốn kém và mất thời gian hơn.

Đây là cơ hội đối với các startup thương mại xã hội như Super, Evermos và KitaBeli xuất hiện, với hi vọng nhân rộng thành công của Pinduoduo tại Trung Quốc hay Meesho tại Ấn Độ.

Tất cả những dự án trên đều tập trung vào nhu cầu thiết yếu hàng ngày như hàng hoá thực phẩm tiêu dùng, đồng thời sử dụng mô hình thương mại xã hội để vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng, đem tới giá cả cạnh tranh do đơn đặt hàng được thực hiện theo từng đợt bởi chính người dân tại cộng đồng đó. Theo cách này, một phần cũng có thể gọi họ là các công ty khởi nghiệp hậu cần vận tải.

Thương mại điện tử tổng hợp

Các công ty khởi nghiệp mua lại một số thương hiệu thương mại điện tử nhỏ như Thrasio, đã thu hút được nhiều nguồn vốn ở Mỹ và châu Âu trong vài năm qua, nhưng phải mất một thời gian các công ty này mới có thể tiếp cận Đông Nam Á.

Năm nay, 2 công ty thương mại điện tử tổng hợp đã chính thức ra mắt với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và đều được tăng vốn trong các vòng tiếp theo sau đó vài tháng. Trong khi nhiều công ty tập trung vào người bán trên Amazon, Una Brands lại tự coi bản thân hoạt động theo "lĩnh vực bất khả tri”, khi phát triển hệ thống tìm nhãn hàng xuyên suốt các nền tảng như Tokopedia, Lazada, Shopee, Rakuten và eBay.

Mặt khác, Rainforest tập trung vào các người bán trên Amazon tại châu Á, nhưng khác biệt ở chỗ công ty đặt mục tiêu trở thành phiên bản trực tuyến của tập đoàn hàng tiêu dùng Newell Brands.

Với rất nhiều người bán thương mại điện tử có trụ sở tại Châu Á, cả Una Brands và Rainforest đều có cơ hội phát triển và các công cụ tổng hợp khác cũng sẽ được ra mắt.