Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Đức và Pháp

Theo Thúc Anh (TTXVN/Vietnam+)

Sản lượng kinh tế Đức có thể giảm khoảng 20-25% trong vài tuần do dịch COVID-19; trong khi hoạt động kinh tế Pháp giảm 27% trong tháng Tư so với trước khi đại dịch bùng phát.

Dịch Covid-19 đã khiến sản xuất trong nước và kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Pháp và Đức đều giảm mạnh.
Dịch Covid-19 đã khiến sản xuất trong nước và kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Pháp và Đức đều giảm mạnh.

Ngân hàng phát triển quốc gia KfW của Đức ngày 12/5 cho biết sản lượng kinh tế nước này có thể giảm khoảng 20-25% trong vài tuần do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời hoạt động kinh tế có thể đạt mức thấp nhất trong tháng Tư nếu tránh được đợt dịch thứ hai.

Theo KfW, với việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch, nền kinh tế sẽ ít nhất là hoạt động bình thường trở lại phần nào vào mùa Hè, và điều đó sẽ đưa đến sự phát triển rất mạnh vào quý ba.

KfW dự kiến nền kinh tế Đức giảm 6% trong năm 2020 trước khi tăng 5% vào năm 2021. Các dự báo này tương tự dự báo của Chính phủ Đức vào cuối tháng Tư là giảm 6,3% năm 2020 và tăng 5,2% năm 2021.

Trong khi đó tại Pháp, Ngân hàng trung ương nước này ngày 12/5 cho biết hoạt động kinh tế giảm 27% trong tháng Tư so với trước khi đại dịch bùng phát, nhưng mức này vẫn là cải thiện một chút so với tháng Ba mà mức sụt giảm ước tính tới 32%.

Nền kinh tế Pháp được dự báo chỉ tăng 0,1% trong quý 1 năm nay. Với việc toàn bộ tháng Tư phải đóng cửa để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, hoạt động kinh tế xuống mức đặc biệt thấp. Công suất công nghiệp sử dụng giảm từ 77% hồi tháng Hai xuống 56% hồi tháng Ba và 46% vào tháng Tư, "mức thấp nhất từng ghi nhận."

Ngân hàng trung ương Pháp lưu ý rằng các công ty đã thích nghi được với điều kiện mới, chuẩn bị các biện pháp an toàn y tế cho công nhân và điều đó có nghĩa là ít nhà máy đóng cửa hơn và sản lượng được khôi phục.

Các dịch vụ như nhà hàng, khách sản bị tác động mạnh với việc đóng cửa hoàn toàn trong cả tháng Tư, trong khi các lĩnh vực khác như lập trình và tư vấn thiệt hại ít hơn. Còn trong tháng Năm và sau khi kết thúc phong tỏa, các công ty dự kiến khôi phục hoạt động, ngoại trừ khách sạn và nhà hàng, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để bù đắp cho những thiệt hại của hai tháng trước.

Trong một diễn biến khác, Thống đốc Ngân hàng trung ương Francois Villeroy de Galhau nhận định lệnh phong tỏa hai tháng từ giữa tháng Ba đã làm giảm gần sáu điểm phần trăm GDP và thiệt hại cho cả năm sẽ lớn hơn vì khi tình hình bình thường trở lại, hoạt động sẽ vẫn chỉ cầm chừng.

Pháp bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19 tuy nhiên chính phủ nước này đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ ngày 11/5 nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế.

Ngân hàng phát triển quốc gia KfW của Đức ngày 12/5 cho biết sản lượng kinh tế nước này có thể giảm khoảng 20-25% trong vài tuần do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời hoạt động kinh tế có thể đạt mức thấp nhất trong tháng Tư nếu tránh được đợt dịch thứ hai.

Theo KfW, với việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch, nền kinh tế sẽ ít nhất là hoạt động bình thường trở lại phần nào vào mùa Hè, và điều đó sẽ đưa đến sự phát triển rất mạnh vào quý ba.

KfW dự kiến nền kinh tế Đức giảm 6% trong năm 2020 trước khi tăng 5% vào năm 2021. Các dự báo này tương tự dự báo của Chính phủ Đức vào cuối tháng Tư là giảm 6,3% năm 2020 và tăng 5,2% năm 2021.

Trong khi đó tại Pháp, Ngân hàng trung ương nước này ngày 12/5 cho biết hoạt động kinh tế giảm 27% trong tháng Tư so với trước khi đại dịch bùng phát, nhưng mức này vẫn là cải thiện một chút so với tháng Ba mà mức sụt giảm ước tính tới 32%.

Nền kinh tế Pháp được dự báo chỉ tăng 0,1% trong quý 1 năm nay. Với việc toàn bộ tháng Tư phải đóng cửa để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, hoạt động kinh tế xuống mức đặc biệt thấp. Công suất công nghiệp sử dụng giảm từ 77% hồi tháng Hai xuống 56% hồi tháng Ba và 46% vào tháng Tư, "mức thấp nhất từng ghi nhận."

Ngân hàng trung ương Pháp lưu ý rằng các công ty đã thích nghi được với điều kiện mới, chuẩn bị các biện pháp an toàn y tế cho công nhân và điều đó có nghĩa là ít nhà máy đóng cửa hơn và sản lượng được khôi phục.

Các dịch vụ như nhà hàng, khách sản bị tác động mạnh với việc đóng cửa hoàn toàn trong cả tháng Tư, trong khi các lĩnh vực khác như lập trình và tư vấn thiệt hại ít hơn. Còn trong tháng Năm và sau khi kết thúc phong tỏa, các công ty dự kiến khôi phục hoạt động, ngoại trừ khách sạn và nhà hàng, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để bù đắp cho những thiệt hại của hai tháng trước.

Trong một diễn biến khác, Thống đốc Ngân hàng trung ương Francois Villeroy de Galhau nhận định lệnh phong tỏa hai tháng từ giữa tháng Ba đã làm giảm gần sáu điểm phần trăm GDP và thiệt hại cho cả năm sẽ lớn hơn vì khi tình hình bình thường trở lại, hoạt động sẽ vẫn chỉ cầm chừng.

Pháp bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19 tuy nhiên chính phủ nước này đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ ngày 11/5 nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế.