Tăng trưởng tiền lương toàn cầu thấp nhất kể từ năm 2008

Theo Thanh Phương/kinhtevadubao.vn

Mức tăng trưởng tiền lương thực tế của các nước trong nhóm các nền kinh tế phát triển (G20) đã giảm từ 0,9% năm 2016 xuống còn 0,4% năm 2017. Ngược lại, ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thuộc G20, mức tăng trưởng tiền lương thực tế dao động từ trong khoảng 4,9% năm 2016 xuống 4,3% năm 2017.

Khoảng cách chi trả theo giới vẫn ở mức quá lớn. Nguồn: Internet
Khoảng cách chi trả theo giới vẫn ở mức quá lớn. Nguồn: Internet

Báo cáo “Mức lương toàn cầu năm 2018/2019” của ILO cho biết rằng, theo thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát), mức tăng trưởng tiền lương toàn cầu thực tế đã giảm từ 2,4% năm 2016 xuống còn 1,8% năm 2017. Kết quả này được tổng hợp và đưa ra dựa trên số liệu từ 136 quốc gia.

Mức tăng trưởng tiền lương thực tế lại rất chậm

Khi phân tích mức tăng trưởng tiền lương, báo cáo nhận thấy rằng, mức tăng trưởng tiền lương thực tế của các nước trong nhóm các nền kinh tế phát triển (G20) đã giảm từ 0,9% năm 2016 xuống còn 0,4% năm 2017. Ngược lại, ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thuộc G20, mức tăng trưởng tiền lương thực tế dao động từ trong khoảng 4,9% năm 2016 xuống 4,3% năm 2017. 

“Có một điều khó hiểu ở các nền kinh tế có thu nhập cao là, mức tăng trưởng tiền lương thực tế lại rất chậm cùng với sự phục hồi của mức tăng trưởng GDP and tỷ lệ thất nghiệp giảm. Những dấu hiệu ban đầu cũng cho thấy rằng, mức tăng trưởng tiền lương năm 2018 vẫn không có dấu hiệu tăng tốc”, ông Guy Ryder, Giám đốc ILO nhận định. 

Ông cũng cho biết thêm rằng, “Mức tiền lương trì trệ như vậy là một trở ngại lớn cho sự tăng trưởng nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các quốc gia nên xem xét và phối kết hợp với các tổ chức xã hội để đạt được sự tăng trưởng tiền lương bền vững”.  

Báo cáo cho biết, trong suốt 20 năm qua, mức lương thực tế trung bình đã tăng gấp ba lần ở các nền kinh tế phát triển phát triển và mới nổi thuộc G20, trong khi ở các nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng tiền lương chỉ tăng lên 9%. 

Tuy nhiên, ở nhiều nền kinh tế có mức thu nhập thấp và trung bình, sự bất bình đẳng trong việc chi trả tiền lương vẫn ở mức cao và mức lương thường không đủ cho người lao động để trang trải cuộc sống. 

Khoảng cách chi trả theo giới vẫn ở mức quá lớn 

Báo cáo đã tính toán khoảng cách chi trả theo giới bằng cách sử dụng số liệu thu thập được từ 70 quốc gia và khoảng 80% mức lương nhân viên trên toàn cầu. 

Kết quả từ báo cáo cho thấy, nữ giới tiếp tục nhận mức lương thấp hơn khoảng 20% so với nam giới trên toàn cầu. 

Ông Guy Ryder cho biết “Khoảng cách chi trả theo giới là một trong những biểu hiện bất công lớn nhất của xã hội. Tất cả các quốc gia nên cố gắng để nhận định rõ hơn về vấn đề này và đẩy nhanh tiến độ tiến tới bình đẳng giới”. 

Báo cáo cho thấy, ở những quốc gia có thu nhập cao, khoảng cách chênh lệch mức lương chi trả theo giới càng lớn trong nhóm người lao động được trả lương cao. Ngược lại, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, khoảng cách này lại lớn hơn trong nhóm người lao động được trả lương thấp hơn. 

Bằng cách sử dụng những bằng chứng thực nghiệm, báo cáo cho thấy rằng, những cách lý giải truyền thống như sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam giới và nữ giới, chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc giải thích khoảng cách chi trả theo giới. 

“Ở nhiều nước, phụ nữ thường được giáo dục nhiều hơn nam giới, nhưng họ lại kiếm được mức lương thấp hơn, ngay cả khi hai bên làm cùng một ngành nghề”, Rosalia Vazquez-Alvarez, chuyên gia kinh tế và tiền lương tại ILO cho biết. 

Bà nhận định thêm rằng; “Tiền lương của cả nam giới và nữ giới đều có xu hướng thấp hơn ở các doanh nghiệp và ngành nghề có lực lượng lao động chính là nữ giới”. 

Một nguyên nhân khác cũng cần được cân nhắc trong vấn đề khoảng cách chi trả tiền lương theo giới là việc “làm mẹ”. Báo cáo cho thấy rằng, các bà mẹ có xu hướng nhận mức lương thấp hơn so với những phụ nữ khác. Vấn đề này có thể liên quan đến nhiều yếu tố, như: gián đoạn thị trường lao động, giảm thời gian làm việc, làm các công việc “thân thiện trong gia đình” với mức lương thấp, hoặc các quyết định thăng cấp ở doanh nghiệp.