Thế giới đang thực hiện chính sách kích thích kinh tế kiểu Nhật như thế nào?

Theo Nhật Đăng/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Nhật Bản chính là nơi khởi đầu cho chính sách lãi suất 0% được đưa ra từ năm 1999 và chính sách nới lỏng định lượng vào năm 2001. 20 năm sau, thế giới đang áp dụng điều tương tự.

Ảnh: Nikkei
Ảnh: Nikkei

Cho đến vài ngày trước đây, Tokyo vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Trong suốt khoảng thời gian bị hạn chế kéo dài, siêu thị bán buôn giá rẻ Gyomu ở trung tâm Tokyo luôn đông nghẹt người: những người đàn ông trẻ tuổi gom hàng đống khoai tây đông lạnh hạ giá vào giỏ hàng mua sắm; nhiều người đàn ông lớn tuổi mua hàng loạt mì giá rẻ Trung Quốc hoặc đậu lên men giảm giá.

“Tôi cần phải kiểm soát được tốt các chi phí cuộc sống. Từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, tôi không có việc làm để có thu nhập”, một chàng trai 24 tuổi cho biết. Một bà nội trợ 52 tuổi với túi mua hàng chật pho mát, kem tươi, trứng và bột mì phàn nàn rằng thực phẩm gần đây đã tăng giá quá cao. Còn một người nội trợ về hưu, ông Minoru Kitaguchi, cho biết hiện ông không gặp vấn đề gì trong cuộc sóng tuy nhiên ông cho biết giờ ông đã về hưu nên không muốn phung phí tiền.

Siêu thị Gyomu mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2000 sau khi bong bóng bất động sản xì hơi tại Nhật Bản vào năm 1990 và sau đó đến cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1998.

Khi mà kinh tế suy giảm, Gyomu ngày càng phát triển bởi giá ở siêu thị này luôn rất rẻ, các loại mặt hàng có sức hấp dẫn cao với những người khó khăn tại Nhật sau khoảng thời gian nước Nhật trải qua thập kỷ mất mát. Dưới thời kỳ chính quyền của ông Shinzo Abe từ năm 2012 và 2020, cổ phiếu của doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị này tăng đến 40 lần.

Cùng thời gian siêu thị Gyomu đón khách bình dân, chính phủ Nhật Bản công bố thử nghiệm chính sách tiền tệ mới để giúp vực dậy nền kinh tế. Nhật chính là nơi khởi đầu cho chính sách lãi suất 0% được đưa ra từ năm 1999 và chính sách nới lỏng định lượng vào năm 2001, vốn đều là hai ý tưởng mới vào thời điểm đó.

Hai mươi năm sau, cả hai mục tiêu chính sách tiền tệ kiểu này đã trở thành tiêu chuẩn cho các ngân hàng trung ương khắp thế giới, khởi đầu với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giờ đây đến nỗ lực làm giám chi phí kinh tế của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên ở Nhật Bản, sau 2 thập kỷ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, sự kết hợp chính sách từng được nhắc đến vào năm ngoái trên tạp chí Journal Affairs, sự trì hoãn đã đến.

Chương trình mua tài sản quy mô lớn của ngân hàng trung ương được kỳ vọng sẽ làm tăng lạm phát bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ và nhu cầu tăng cao vượt quá nguồn cung. Chính sách lãi suất 0% cũng được trông đợi sẽ kích thích đầu tư doanh nghiệp và đẩy kinh tế tăng trưởng nóng.

Tuy nhiên trong khi nợ công của Nhật/GDP giờ đây đã vượt ngưỡng 260% - tỷ lệ cao nhất trong nhóm các nền kinh tế lớn của thế giới, hiệu quả của chính sách tiền tệ không còn nhiều. Sau gần 30 năm chi tiêu tài khóa mạnh tay và không ngừng hỗ trợ chính sách tiền tệ, kinh tế vẫn tăng trưởng thấp và lạm phát yếu, năng suất vẫn ở mức thấp và mức lương không tăng.

Hiện tại, 15,7% dân số Nhật Bản sống trong tình trạng nghèo khổ, tỷ lệ cao nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 chỉ sau Mỹ.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn hoài nghi về lý do tại sao kinh tế Nhật Bản vẫn không tăng trưởng đạt kỳ vọng. Nhiều người coi đó như chỉ báo rằng chính phủ các nước vẫn có thể chi tiêu mà không cần phải lo lắng về lạm phát.

Nhiều người khác cho rằng việc không thể đẩy kinh tế tăng trưởng trong thời gian dài đã bộc lộ ra nhiều vấn đề cấu trúc của kinh tế Nhật Bản ví như kinh tế suy giảm và thiếu lao động đang ngày một tồi tệ hơn. 

Khi thế giới thoát ra khỏi các biện pháp kích thích kinh tế thời kỳ đại dịch Covid-19, kinh nghiệm của Nhật Bản càng được chú ý nhiều hơn. Trong năm ngoái, tổng nợ trên toàn thế giới tăng khoảng 35% lên hơn 355% GDP toàn cầu, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF). Nguyên nhân chính là do chính phủ các nước vay nợ nhiều nhằm có tiền kích thích kinh tế qua đại dịch Covid-19. 

Giờ đây, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đang rất mệt mỏi vì lạm phát, nguyên nhân chủ yếu do chi tiêu quá mức, giá hàng hóa tăng cao và nhu cầu tiêu dùng lên mạnh. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, đất nước tung ra nhiều chính sách kích cầu hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới: lạm phát là điều xa xôi nhất mà ai đó có thể nghĩ đến. Thay vào đó, người ta có nhiều mối lo khác: mức lương thấp, lương hưu thấp, tăng trưởng kinh tế thấp và không có nhiều cơ hội.

Khoảng thời gian lãi suất thấp kéo dài, trong khi đó, đã ảnh hưởng đến lương hưu bởi lương hưu phụ thuộc vào đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Mức chi trả lương hưu tại nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã không ngừng giảm trong suốt 2 thập kỷ qua.