BRICS đang tăng trưởng chậm lại

Theo kinhtenongthon.com.vn

(Tài chính) Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (Emerging Markets Index - EMI) do ngân hàng HSBC cho thấy, sản lượng ở khắp các thị trường mới nổi toàn cầu tăng chậm hơn.

BRICS đang tăng trưởng chậm lại
Sản lượng ở khắp các thị trường mới nổi toàn cầu tăng chậm hơn. Nguồn: internet

Cụ thể, chỉ số EMI đã giảm tháng thứ hai liên tiếp từ mức 51,6 điểm trong tháng 12 xuống còn 51,4 điểm trong tháng 1, là mức thấp nhất kể từ tháng 9 và thấp hơn mức 51,7 điểm – mức trung bình năm 2013.

Theo khảo sát của HSBC, trong tháng 1/2014, hoạt động dịch vụ ở các thị trường mới nổi lớn nhất tăng chậm lại xuống mức thấp của sáu tháng. Ấn Độ và Brazil đều giảm trong khi mức tăng trưởng ở Trung Quốc và Nga đều yếu.

Số lượng đơn đặt hàng mới ở các thị trường mới nổi toàn cầu cũng có chuyển biến nhẹ so với tháng 12 nhưng vẫn chậm hơn so với mức trung bình của quý cuối năm 2013. Lần đầu tiên trong bốn tháng qua, công việc tồn động cũng giảm nhẹ và việc làm giữ nguyên trong tháng 1.

Áp lực lạm pháp đều giảm. Giá cả đầu vào và xuất xưởng đều tăng ở mức chậm nhất trong sáu tháng. Hơn nữa, giá đầu vào của lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc lần đầu tiên giảm kể từ tháng 7 vừa qua. Ngược lại, các nhà sản xuất hàng hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với việc tăng giá đầu vào mạnh trong gần ba năm nay do đồng tiền yếu.

Một chỉ số khác là sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi HSBC (HSBC Emerging Markets Future Output Index) cho thấy, sự phục hồi trong tháng 1, nhưng vẫn còn yếu hơn so với mức trung bình của năm 2013.

Lạc quan ngành sản xuất ở mức cao của 10 tháng trong khi kỳ vọng của lĩnh vực dịch vụ lại rơi xuống mức thấp kỷ lục.

Trong các thị trường mới nổi lớn nhất, Trung Quốc có mức lạc quan mạnh nhất trong 10 tháng (bao gồm cả sản xuất và dịch vụ), nhưng lại có mức lạc quan yếu hơn so với các nước thuộc khối BRICS còn lại. Mức kỳ vọng của Brazil đã chậm lại ở mức thấp của chín tháng trong khi chỉ số kỳ vọng sản lượng tương lai của doanh nghiệp ở Nga và Ấn độ đã phục hồi nhưng vẫn ở mức yếu lịch sử.

Số liệu tháng 1 cho thấy các điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc giảm sút lần đầu tiên trong sáu tháng qua. Điều này phản ánh sản lượng sản xuất và đơn hàng mới có mức tăng trưởng yếu hơn. Các doanh nghiệp cũng cắt giảm nhân sự với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2009.

Sản lượng sản xuất ở Hàn Quốc tăng trong tháng dù với tốc độ khá nhẹ. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng bốn tháng liên tiếp với tốc độ mạnh hơn nhờ vào đơn đặt hàng mới từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật. Trong khi đó, các điều kiện hoạt động ở Đài Loan cải thiện tốt trong tháng tháng Giêng với sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh.

Các điều kiện kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất Indonesia tiếp tục tiến bộ ngay từ đầu năm. Mặc dù sản lượng giảm, đơn đặt hàng mới tăng ở mức nhanh nhất trong lịch sử khảo sát và đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng lần đầu tiên tăng kể từ tháng 5.2013. Trong khi đó, Việt Nam lấy lại đà tăng lĩnh vực sản xuất, nổi bật là sự tăng trưởng mạnh nhất của sản lượng kể từ tháng 4/2011 và hoạt động mua hàng cũng tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát.

Sản xuất tại Ấn Độ đã lên tầm cao mới trong tháng 1 khi đơn đặt hàng mới đã tăng nhanh nhất trong 10 tháng. Đồng thời, xuất khẩu cũng đã tăng mạnh và các nhà sản xuất đã tăng sản lượng ba tháng liên tiếp. Mức tăng sản lượng là mạnh nhất kể từ tháng 2/2013.

Brazil, tốc độ tăng trưởng sản xuất xuống mức chậm nhất kể từ tháng 9/2013. Tuy nhiên, đơn đặt hàng mới tăng ở mức nhanh nhất trong 11 tháng mặc dù đơn hàng xuất khẩu mới vẫn giữ nguyên.

Tại Mexico trong năm 2014 với sản xuất và đơn đặt hàng mới đều tăng nhanh. Việc làm chỉ tăng nhẹ nhưng lượng hàng mua tăng mạnh hơn và nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tồn kho trước sản xuất đã đem lại tín hiệu về sự tự tin của các doanh nghiệp đối với triển vọng trong tương lai.

Các điều kiện kinh doanh mà các nhà sản xuất Nga đang đối mặt vẫn giảm trong tháng 1 với sản lượng, đơn đặt hàng mới, xuất khẩu, việc làm và hoạt động mua hàng đều giảm ngay cả khi tính các yếu tố mùa vụ. Trong khi đó, áp lực lạm phát nói chung vẫn yếu mặc dù ảnh hưởng của đồng Rúp yếu hơn thông qua giá cả nhập khẩu.

Các nhà sản xuất ở Ba LanCộng hoà Séc có tình hình tươi sáng hơn. Ba Lan đã lấy lại đà tăng trưởng sản xuất với sản lượng, đơn đặt hàng mới và hoạt động mua hàng đều tăng tốc nhanh hơn. Cụ thể, lao động có tỷ lệ tăng mạnh nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào tháng 6/1998. Áp lực lạm phát của Ba Lan cũng giảm, ngược lại với Cộng hoà Séc khi áp lực lạm phát vẫn mạnh, phản ánh tỷ giá đồng Koruna của Séc yếu hơn.  

Tình hình sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh trong tháng 1 nhưng đã thoát khỏi mức đỉnh của tháng 11. Các doanh nghiệp đối mặt với áp lực tăng mạnh của giá cả đầu vào trong tháng do tỷ giá đồng Lira yếu hơn. Kết quả là giá cả đầu vào cũng tăng đáng kể.

Sản lượng các lĩnh vực tư nhân không phải là sản phẩm dầu mỏ ở Ả Rập Saudi tăng mạnh nhất trong vòng 15 tháng qua. Đơn đặt hàng mới tăng đáng kể với sự kích thích mạnh về sản lượng trong tháng Giêng. Những số liệu mới nhất đã cho thấy đơn đặt hàng mới đã tăng tới mức mạnh nhất kể từ tháng 9.

Lĩnh vực sản xuất sản phẩm không phải là đầu mỏ ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất  tăng mạnh nhưng mức tăng hoạt động yếu hơn trong tháng Giêng. Trong khi đó, đơn đặt hàng ở mức tăng nhanh thứ hai trong lịch sử khảo sát và số lượng lao động tăng chậm hơn so với số liệu tháng 12.

Các doanh nghiệp lĩnh vực tư nhân sản xuất sản phẩm không phải là dầu mỏ ở Ai Cập báo cáo cả sản lượng và đơn đặt hàng mới trong tháng Giêng đều giảm sau khi đã gia tăng trong hai tháng trước đó. Ngược lại, đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tăng tháng thứ ba liên tiếp.

Sản lượng lĩnh vực tư nhân ở Nam Phi vẫn vậy trong tháng Giêng. Đơn đặt hàng mới vẫn như trước bị đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ hai liên tiếp kéo xuống. Việc làm giảm lần đầu tiên trong bốn tháng.