Triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện rõ nét

Huyền Nhung/CNN Business

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2021 và cho rằng "triển vọng kinh tế đã được cải thiện rõ rệt trong những tháng gần đây"

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bức tranh kinh tế toàn cầu

Ngày 16/3/2021, OECD vừa công bố những góc nhìn mới về bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2021 và cho rằng "triển vọng kinh tế đã được cải thiện rõ rệt trong những tháng gần đây" nhờ việc triển khai vắc-xin vi-rút Corona và các gói kích thích kinh tế mới. Những biện pháp phòng dịch gần đây như hai biện pháp  trên không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế như những nỗ lực trước đó.

"Điều này có thể phản ánh việc cần chú trọng hơn đến các biện pháp y tế cộng đồng và hỗ trợ thu nhập". Ngoài ra, OECD bổ sung rằng các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng đã thích ứng với các hạn chế.

OECD hiện kỳ ​​vọng nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,6% vào năm 2021, cải thiện hơn 1% so với ước tính vào tháng 12/2020.

Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện dự kiến ​​sẽ tăng 6,5% trong năm nay, nhiều hơn 3% so với dự báo tháng 12 do tác động của gói hỗ trợ tài khóa 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.

Ở châu Âu ngoại trừ Anh, nơi vắc-xin vẫn chưa được triển khai nhanh chóng, OECD dự đoán "một xu hướng tăng trưởng chậm hơn." 19 quốc gia sử dụng đồng euro dự kiến sẽ​ tăng 3,9% sản lượng. Trong khi đó, nền kinh tế Anh Quốc, vốn chịu ảnh hưởng lớn hơn trong đại dịch so với các nước láng giềng châu Âu, sẽ tăng trưởng 5,1%.

Đặc biệt, OECD dự báo, tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng 12,6% trong năm tài chính của nước này bắt đầu từ tháng 4/2021. Nếu đạt mức tăng trưởng trên, Ấn Độ sẽ lấy lại vị thế là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất – vượt qua Trung Quốc, với mức tăng trưởng kì vọng 7,8% trong năm nay sau khi tránh được suy thoái vào năm 2020.

Trước đó, nền kinh tế Ấn Độ ghi nhận mức tăng tổng sản phẩm quốc nội 0,4% trong ba tháng cuối năm 2020, chấm dứt suy thoái kinh tế. Tính chung cả năm 2020, nền kinh tế Ấn Độ đã chứng kiến mức suy giảm khoảng 7%.

Sự bất định vẫn ở mức cao

Tuy nhiên, triển vọng trên vẫn bất ổn định do ảnh hưởng của đại dịch. OECD lưu ý dù các loại vắc-xin đang được triển khai với tốc độ khác nhau trên khắp thế giới nhưng vẫn có khả năng xuất hiện những biến chủng mới kháng lại vắc-xin.

OCED cũng đề cập đến cuộc tranh luận về lạm phát đang gây xáo trộn trên thị trường. Các nhà đầu tư ngày càng lo ngại rằng sự phục hồi mạnh mẽ có thể kích hoạt giá tăng đột biến vào cuối năm nay, buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất hoặc giảm mua trái phiếu sớm hơn dự kiến.

OECD thừa nhận rằng áp lực giá đang gia tăng trên một số khía cạnh. "Nhu cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến, đặc biệt là từ Trung Quốc, cùng với sự thiếu hụt nguồn cung, đã đẩy giá lương thực và kim loại lên mức đáng kể, và giá dầu đã phục hồi trở lại về mức giá trung bình trong năm 2019".

Nhưng cơ quan này nhấn mạnh rằng với nền kinh tế và thị trường việc làm vẫn còn yếu, các ngân hàng trung ương nên duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy sự phục hồi ngay cả khi diễn ra lạm phát.