Trung Quốc và “bài toán khó” về tăng trưởng kinh tế

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Sau nhiều năm lĩnh vực bất động sản góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc giờ đây phải tìm cách cân bằng giữa giảm tăng trưởng của bất động sản mà không gây tổn hại đến kinh tế.

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm sau trong nỗ lực cố gắng cân bằng lại nền kinh tế, kiềm chế lĩnh vực bất động sản tăng trưởng nóng và đồng thời vẫn đảm bảo ổn định trong năm có thay đổi chính trị lớn, theo nội dung bài báo mới được Bloomerg đăng tải.

Các chuyên gia kinh tế như vậy đã đồng thuận về mức mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm sau sau khi tăng trưởng của nửa năm sau chững lại. Mức mục tiêu này sẽ cho thấy mức suy giảm đáng kể so với thời gian trước đại dịch COVID-19 khoảng 7%, đồng thời nó phản ánh kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ vẫn duy trì nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản dù rằng tăng trưởng kinh tế đi xuống.

Chính phủ Trung Quốc đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho phần lớn các năm. Trong số 10 chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg, 7 chuyên gia dự báo về mức độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng năm 2022 ước tính khoảng 5%, 3 chuyên gia dự báo dưới con số trên.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu của nhà nước chuyên tư vấn cho Bắc Kinh về chính sách, trong tuần trước cũng đã nói đến việc mức tăng trưởng kinh tế trên ngưỡng 5%.

Việc đạt được mục tiêu đó sẽ đồng nghĩa Bắc Kinh cần phải áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn so với ngưỡng hiện tại. Các số liệu mới công bố cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục yếu đi trong tháng 11, chính vì vậy khả năng có thêm gói kích thích hoàn toàn có thể xảy ra.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thông báo về sự thay đổi quyền lực quan trọng vào mùa thu năm 2022. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ vẫn đảm đương các chức vụ như hiện tại còn Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhiều khả năng sẽ ngừng nắm giữ chức vụ.

“Lịch sử trước đây cho thấy rằng Bắc Kinh sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm có những thay đổi chính trị lớn”, các chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley viết trong báo cáo nhận định của mình.

Việc làm cũng vô cùng quan trọng. Các quan chức chính phủ Trung Quốc hiện đang chịu nhiều áp lực trong việc tạo ra việc làm cho hàng chục triệu người đã di cư từ các vùng nông thôn ra thành phố ở Trung Quốc và sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng năm.

Dù rằng Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu tạo ra 11 triệu việc làm khu vực đô thị ở thời điểm cuối tháng 10, ước tính sẽ có kỷ lục 9,1 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp trong năm nay, tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 sẽ là 14,3%.

Quan chức chính phủ Trung Quốc và các học giả liên quan đến chính phủ Trung Quốc thường nói đến tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Dịch Cương, vào tháng 9/2021 cũng từng nói đến tốc độ tăng trưởng kinh tế 5%-6%. Ngưỡng 5% hiện đang được coi như ngưỡng sàn của tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035 so với mức của năm 2020 và coi đây như mức cần thiết phù hợp với công chúng. Việc đáp ứng được mức mục tiêu đó sẽ cần đến tăng trưởng hàng năm ước tính 4,7%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường chững lại khi các nước phát triển, chính vì vậy mức độ tăng trưởng ở thời điểm đầu của giai đoạn sẽ cao hơn.

Chuyên gia cao cấp tại quỹ Loomis Sayles Investments Asia, ông Bo Zhuang, nhận định: “Trung Quốc đang trong giai đoạn 5 năm đầu của mục tiêu năm 2035, chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế không nên rơi xuống dưới ngưỡng 5%, nếu không Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu đó”.