Sẽ được bán nhà sau 5 năm

Bộ Xây dựng công bố dự thảo Nghị định về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội để lấy ý kiến từ nhân dân với nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ người mua. Theo đó, sẽ hỗ trợ tối đa cho loại hình nhà ở xã hội phát triển và cho phép chủ đầu tư áp dụng thí điểm thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 25 m2, tối đa đến 90 m2 và nhà ở riêng lẻ hoặc nhà ở liền kề thấp tầng tại các đô thị loại I và loại II. Cũng theo dự thảo, quy định về thời gian người mua nhà ở xã hội bán lại cho người khác tối thiểu là 5 năm (kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà), thay vì 10 năm so với hiện hành.

Một trong những nội dung quan trọng khác tại dự thảo Nghị định quy định, dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; được hoàn trả lại số tiền đã nộp hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư dự án phải nộp cho Nhà nước; Được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng; miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp; … Được sử dụng nhà ở và công trình xây dựng hình thành từ vốn vay trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội làm tài sản thế chấp khi vay vốn đầu tư cho dự án đó…

Cùng với đó, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét, quyết định: Áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% đối với thu nhập từ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Giảm 50% số thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra đối với hoạt động cho thuê, cho thuê mua hoặc bán nhà ở xã hội từ 1/7/2013 đến 30/6/2014. Giảm 30% số GTGT đầu ra đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở đối với những căn hộ có diện tích sàn sử dụng dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng m2 sàn sử dụng từ 1/7/2013 đến 30/6/2014. Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép mở rộng đối tượng người nước ngoài được phép mua nhà để ở hoặc kinh doanh tại Việt Nam theo những điều kiện nhất định.

Giảm lãi suất, kích cầu...

Tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tình trạng ứ đọng khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến những yếu kém trong công tác quản lý, quy hoạch. Do đó, Hà Nội phải đặc biệt lưu ý công tác rà soát lại quy hoạch, phát triển thị trường nhà ở theo hướng có cơ cấu sản phẩm hợp lý, tập trung nguồn lực để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, nhà ở công nhân, sinh viên, cán bộ công chức… Cùng với đó là nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính để hỗ trợ thị trường.

Theo dự thảo chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2012-2015 sẽ giúp 500.000 hộ nghèo có nhà ở, với tổng số vốn dành cho chương trình này là 19.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, lãi suất tín dụng cho lĩnh vực này cũng cần phải được giảm xuống (Nếu lạm phát kiểm soát tốt chỉ còn khoảng 5 - 6%/năm, thì lãi suất cho vay ưu đãi sẽ chỉ khoảng 4 - 5%/năm). Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo TP. Hà Nội xây dựng chính sách khuyến khích, kích cầu về nhà ở; đảm bảo cho người có thu nhập thấp cũng mua được, hoặc thuê được nhà ở với giá cả hợp lý. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu BĐS, trích lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp... cần nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, khả thi nhằm hỗ trợ các hộ dân vay để mua nhà ở xã hội. Thủ tướng cũng giao Hà Nội và các bộ ngành khẩn trương nghiên cứu cơ chế chuyển nhà ở thương mại sang nhà tái định cư; rà soát, sửa đổi thủ tục hành chính cho phù hợp, thuận tiện hơn.

Sôi động năm 2013?

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp (DN) nhóm sản phẩm nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp sẽ sôi động và nhóm nhà ở thương mại trung và cao cấp sẽ tiếp tục chuỗi ngày giảm giá. Ông Trần Đức Diễn, Giám đốc sàn giao dịch BĐS Maxland cho biết, loại hình căn hộ có diện tích nhỏ tại các dự án nhà ở xã hội có giá dưới 1 tỷ đồng sẽ được giao dịch nhiều nhất và cũng là phân khúc có tính thanh khoản cao nhất trong năm 2013, vì phù hợp với túi tiền của phần lớn người dân có thu nhập thấp.

Ông Ngô Hoàng Nguyên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần CONINCO Đầu tư BĐS và Tư vấn Xây dựng (CONINCO HOUSING) cho rằng, lãi suất ngân hàng mới là yếu tố quyết định tới thị trường nhà ở xã hội. Và chỉ khi dòng vốn vào thị trường BĐS được khơi thông thì thị trường mới khởi sắc, lúc đó không chỉ phân khúc nhà ở xã hội “sôi động” mà cả nhà ở thương mại sẽ “nhộn nhịp”. Theo ông Nguyên, nhà ở xã hội có giá bán hợp lý mới hấp dẫn người mua, vì tâm lý của người tiêu dùng so sánh giữa giá bán của nhà thu nhập thấp và nhà ở thương mại.

Nhận định về triển vọng nhà ở xã hội trong năm 2013, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Reenco Sông Hồng cho rằng, các gói giải pháp tài chính, tín dụng được đưa ra rất đúng lúc và kịp thời, nhằm tăng tính thanh khoản cho chị trường không chỉ đối với nhà ở xã hội mà còn gỡ được “nút thắt” đối với nhà ở thương mại, nhất là củng cố lòng tin cho nhà đầu tư, DN và người dân.

“Sau khi các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS được công bố thì các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần tập trung triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nói trên. Tôi tin rằng thị trường sẽ sôi động vào năm 2013, vì thị trường BĐS ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt ở thị trường TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội”, ông Điệp nói.

Nhà ở xã hội: Ước mơ không xa

TS. Trần Thị Lương Bình

(Tài chính) Với những đề xuất chính sách ưu đãi nhất dành cho nhà ở xã hội như: hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội từ 4 -5%/năm, áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% đối với xây dựng đầu tư nhà ở xã hội, bán lại cho người khác sau 5 năm sử dụng thay vì 10 năm so với hiện hành... đang được coi là những “liều thuốc” hỗ trợ tối đa cho phân khúc này “bùng nổ” vào năm 2013.

Xem thêm

Video nổi bật